Chiều 24/5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật trọng tài thương mại. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều khiển phiên họp.
Dự thảo Luật đề cao nguyên tắc tự do thương lượng, hòa giải giữa các bên tranh chấp; đồng thời quy định trách nhiệm của Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải về việc giải quyết vụ tranh chấp khi các bên có yêu cầu.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) tỏ ra băn khoăn về tính chất tự nguyện trong giải quyết tranh chấp qua trọng tài ở dự thảo Luật.
Đề cao tính tự nguyện, thương lượng, hòa giải nhưng dự thảo đưa ra rất nhiều yếu tố “không tự nguyện,” ví dụ sự tham gia của tòa án, viện kiểm sát, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời... không đúng bản chất của hình thức tố tụng trọng tài.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng sự hỗ trợ của tòa án là nhằm đảm bảo và tăng thêm hiệu lực phán quyết của trọng tài. Ông Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo Luật này cũng nhấn mạnh hoạt động của trọng tài không thể đạt hiệu quả, hiệu lực nếu không có sự hỗ trợ của tòa án.
Đại biểu Lê Văn Tâm (Cần Thơ) cho rằng, quy định tại khoản 4, Điều 4 dự thảo Luật “giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành không công khai” là chưa thỏa đáng, không có tác dụng mà nên sửa theo hướng “giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành công khai trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”
Tuy nhiên theo một số đại biểu, nguyên tắc giải quyết các tranh chấp của trọng tài là không công khai, khác với nguyên tắc xét xử của tòa án. Nguyên tắc này phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của các bên, không gây ồn ào, ảnh hưởng đến hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, nên quy định việc giải quyết tranh chấp tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng cho rằng quy định như vậy cũng phù hợp với Luật mẫu về Trọng tài thương mại Quốc tế của Ủy ban Liên hiệp quốc về Luật Thương mại quốc tế và Luật Trọng tài thương mại của nhiều nước trên thế giới.
Về thương lượng hòa giải trong tố tụng trọng tài, đại biểu Lê Văn Tâm đề nghị việc hòa giải phải được xem như biện pháp bắt buộc chứ không phải là theo yêu cầu của các bên như trong dự thảo.
Theo giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội, khác với tố tụng dân sự, việc giải quyết bằng trọng tài được tiến hành theo sự tự thỏa thuận của các bên tranh chấp về chọn quy tắc tố tụng trọng tài, trọng tài viên, ngôn ngữ… Do đó, chỉ nên quy định việc hòa giải giữa các bên tranh chấp là quyền của họ (do các bên tự quyết định có hòa giải hay không) mà không nên quy định là trình tự bắt buộc trong tố tụng trọng tài.
Nhiều đại biểu bày tỏ quan tâm tới việc quy định tiêu chuẩn trọng tài viên bởi các quyết định của trọng tài viên là rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng trọng tài.
Việc quy định tiêu chuẩn của trọng tài là nhằm tăng thêm uy tín và độ tin cậy của khách hàng đối với trọng tài viên và các tổ chức trọng tài. Theo đại biểu Lê Văn Tâm, nên xem xét bổ sung thêm điều kiện trọng tài viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trọng tài; phải qua lớp bồi dưỡng đào tạo trọng tài viên.
Đại biểu Trần Việt Hưng (Hòa Bình) cho rằng, quy định về tiêu chuẩn trọng tài viên như trong dự thảo là chưa hợp lý, không đầy đủ, khó xác định, cần làm rõ thế nào là “có nhiều kinh nghiệm,” “chuyên môn cao.”
Có ý kiến cho rằng cần bổ sung thêm điều kiện trọng tài viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trọng tài; trường hợp trọng tài viên không có bằng đại học Luật thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trọng tài; quy định tiêu chuẩn về kiến thức pháp luật và thương mại, tiêu chuẩn đạo đức của trọng tài viên.
Đại biểu Ngô Quang Xuân (Đồng Tháp) băn khoăn khi dự thảo chưa có quy định về nhiệm vụ của trọng tài viên; mặt khác, trình độ, tiêu chuẩn của trọng tài viên là yếu tố rất quan trọng, do đó cần phải có quy định chặt chẽ.
Tuy nhiên, đại biểu Lê Việt Trường (An Giang) cho rằng không cần thiết phải quy định thêm về tiêu chuẩn của trọng tài viên. Tổ chức trọng tài tồn tại dựa trên uy tín và năng lực hoạt động của chính họ, không dựa vào ngân sách. Do đó không nên can thiệp quá sâu nhưng cần xem xét tách khoản 3, khoản 4 của Điều này để không nhầm lẫn giữa tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề của trọng tài viên.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội) đề nghị cần xác định rõ khái niệm tố tụng trọng tài là gì? Theo đại biểu, không nên áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nhất là khi việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng con đường trọng tài ở Việt Nam còn ít, các tổ chức trọng tài còn mới mẻ. Nếu thật sự cần thiết, trọng tài có thể yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo hiệu lực và tính khả thi của các biện pháp khẩn cấp tạm thời chứ không nên tự mình yêu cầu.
Theo giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội, việc quy định Hội đồng trọng tài cũng có quyền áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời như quy định tại Điều 50 của dự thảo Luật để bảo đảm cho việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài có hiệu quả; là cần thiết, phù hợp với hoạt động của trọng tài và thông lệ quốc tế.
Đại biểu Trần Thế Vượng (Hải Dương) đề nghị làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như trường hợp nào không phải nộp bảo đảm tài chính; thủ tục, trình tự hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Cũng cần làm rõ biện pháp hỗ trợ của tòa án đối với trọng tài có phải là hoạt động tư pháp không?./.
Dự thảo Luật đề cao nguyên tắc tự do thương lượng, hòa giải giữa các bên tranh chấp; đồng thời quy định trách nhiệm của Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải về việc giải quyết vụ tranh chấp khi các bên có yêu cầu.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) tỏ ra băn khoăn về tính chất tự nguyện trong giải quyết tranh chấp qua trọng tài ở dự thảo Luật.
Đề cao tính tự nguyện, thương lượng, hòa giải nhưng dự thảo đưa ra rất nhiều yếu tố “không tự nguyện,” ví dụ sự tham gia của tòa án, viện kiểm sát, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời... không đúng bản chất của hình thức tố tụng trọng tài.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng sự hỗ trợ của tòa án là nhằm đảm bảo và tăng thêm hiệu lực phán quyết của trọng tài. Ông Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo Luật này cũng nhấn mạnh hoạt động của trọng tài không thể đạt hiệu quả, hiệu lực nếu không có sự hỗ trợ của tòa án.
Đại biểu Lê Văn Tâm (Cần Thơ) cho rằng, quy định tại khoản 4, Điều 4 dự thảo Luật “giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành không công khai” là chưa thỏa đáng, không có tác dụng mà nên sửa theo hướng “giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành công khai trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”
Tuy nhiên theo một số đại biểu, nguyên tắc giải quyết các tranh chấp của trọng tài là không công khai, khác với nguyên tắc xét xử của tòa án. Nguyên tắc này phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của các bên, không gây ồn ào, ảnh hưởng đến hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, nên quy định việc giải quyết tranh chấp tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng cho rằng quy định như vậy cũng phù hợp với Luật mẫu về Trọng tài thương mại Quốc tế của Ủy ban Liên hiệp quốc về Luật Thương mại quốc tế và Luật Trọng tài thương mại của nhiều nước trên thế giới.
Về thương lượng hòa giải trong tố tụng trọng tài, đại biểu Lê Văn Tâm đề nghị việc hòa giải phải được xem như biện pháp bắt buộc chứ không phải là theo yêu cầu của các bên như trong dự thảo.
Theo giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội, khác với tố tụng dân sự, việc giải quyết bằng trọng tài được tiến hành theo sự tự thỏa thuận của các bên tranh chấp về chọn quy tắc tố tụng trọng tài, trọng tài viên, ngôn ngữ… Do đó, chỉ nên quy định việc hòa giải giữa các bên tranh chấp là quyền của họ (do các bên tự quyết định có hòa giải hay không) mà không nên quy định là trình tự bắt buộc trong tố tụng trọng tài.
Nhiều đại biểu bày tỏ quan tâm tới việc quy định tiêu chuẩn trọng tài viên bởi các quyết định của trọng tài viên là rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng trọng tài.
Việc quy định tiêu chuẩn của trọng tài là nhằm tăng thêm uy tín và độ tin cậy của khách hàng đối với trọng tài viên và các tổ chức trọng tài. Theo đại biểu Lê Văn Tâm, nên xem xét bổ sung thêm điều kiện trọng tài viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trọng tài; phải qua lớp bồi dưỡng đào tạo trọng tài viên.
Đại biểu Trần Việt Hưng (Hòa Bình) cho rằng, quy định về tiêu chuẩn trọng tài viên như trong dự thảo là chưa hợp lý, không đầy đủ, khó xác định, cần làm rõ thế nào là “có nhiều kinh nghiệm,” “chuyên môn cao.”
Có ý kiến cho rằng cần bổ sung thêm điều kiện trọng tài viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trọng tài; trường hợp trọng tài viên không có bằng đại học Luật thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trọng tài; quy định tiêu chuẩn về kiến thức pháp luật và thương mại, tiêu chuẩn đạo đức của trọng tài viên.
Đại biểu Ngô Quang Xuân (Đồng Tháp) băn khoăn khi dự thảo chưa có quy định về nhiệm vụ của trọng tài viên; mặt khác, trình độ, tiêu chuẩn của trọng tài viên là yếu tố rất quan trọng, do đó cần phải có quy định chặt chẽ.
Tuy nhiên, đại biểu Lê Việt Trường (An Giang) cho rằng không cần thiết phải quy định thêm về tiêu chuẩn của trọng tài viên. Tổ chức trọng tài tồn tại dựa trên uy tín và năng lực hoạt động của chính họ, không dựa vào ngân sách. Do đó không nên can thiệp quá sâu nhưng cần xem xét tách khoản 3, khoản 4 của Điều này để không nhầm lẫn giữa tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề của trọng tài viên.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội) đề nghị cần xác định rõ khái niệm tố tụng trọng tài là gì? Theo đại biểu, không nên áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nhất là khi việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng con đường trọng tài ở Việt Nam còn ít, các tổ chức trọng tài còn mới mẻ. Nếu thật sự cần thiết, trọng tài có thể yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo hiệu lực và tính khả thi của các biện pháp khẩn cấp tạm thời chứ không nên tự mình yêu cầu.
Theo giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội, việc quy định Hội đồng trọng tài cũng có quyền áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời như quy định tại Điều 50 của dự thảo Luật để bảo đảm cho việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài có hiệu quả; là cần thiết, phù hợp với hoạt động của trọng tài và thông lệ quốc tế.
Đại biểu Trần Thế Vượng (Hải Dương) đề nghị làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như trường hợp nào không phải nộp bảo đảm tài chính; thủ tục, trình tự hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Cũng cần làm rõ biện pháp hỗ trợ của tòa án đối với trọng tài có phải là hoạt động tư pháp không?./.
Thanh Hòa (TTXVN/Vietnam+)