Đề án củng cố trường dân tộc nội trú được xây dựng từ năm 2009, đến tháng 9/2011 mới được phê duyệt với kinh phí gần 4.154 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau 3 năm, giá cả nguyên vật liệu leo thang, mức kinh phí cũ đã không còn phù hợp. Đây là vấn đề được các đại biểu đưa ra nhiều nhất tại Hội nghị triển khai Đề án Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011-2015 của Thủ tướng Chính phủ. Hội nghị vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sáng nay, ngày 20/3/2012, tại Hà Nội.
Kinh phí “lạc hậu” Theo bà Nguyễn Hồng Liêu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận, Dự án có ý nghĩa rất lớn trong việc rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, giúp cho con em đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện học tập tốt hơn. Tuy nhiên, việc triển khai ở tỉnh hiện gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề kinh phí. Lý do là Đề án được xây dựng từ năm 2009, ngày 21/9/2011 mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhưng các số liệu như số trường lớp cần xây dựng, chi phí đầu tư... đều tính theo năm 2009. Do đó, sau ba năm, con số này đã không còn tính thực tiễn, không phù hợp. Đưa ra ví dụ cụ thể, bà Liêu cho biết, để xây dựng trường Dân tộc nội trú Ninh Phước (thuộc huyện Ninh Phước, tỉnh Bình Thuận), nơi có rất đông đồng bào dân tộc Chăm, theo đúng chuẩn quốc gia thì ở thời điểm 2009 là 21 tỷ đồng, nhưng hiện tại, mức kinh phí này phải đội lên đến 60 tỷ đồng! “Phải rà soát lại vì kinh phí dự kiến không còn đúng như ban đầu. Đề nghị Bộ Kế hoạch Đầu tư theo dõi và bổ sung kinh phí, nếu không thì Đề án khó có tính khả thi như tham vọng,” bà Liêu kiến nghị. Đây cũng là lo lắng của ông Sèn Chỉnh Ly, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang. Theo ông Ly, với mức giá tính theo thời điểm ra đời Đề án (2009) phải chi 162 tỷ cho việc củng cố và phát triển các trường dân tộ nội trú trên địa bàn. Nhưng do trượt giá, số tiền ấy hiện đã lên gần 300 tỷ đồng. Tương tự, tại Trà Vinh, lãnh đạo địa phương này cho biết, kinh phí xây dựng đã đội lên gấp đôi, từ 33 tỷ đồng như dự kiến năm 2009, nay tính theo giá cả hiện tại cần 70 tỷ. Vì thế, với số tiền 33 tỷ đồng để phục vụ củng cố và xây dựng các trường dân tộc nội trú trong điều kiện hiện nay là vô cùng khó và không khả thi.
Nguy cơ “cháy” mục tiêu Kinh phí không đủ để xây trường như dự kiến ban đầu nên theo lãnh đạo các tỉnh, mục tiêu “7% học sinh dân tộc thiểu số bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông được học trong trường phổ thông dân tộc nội trú” mà Đề án đặt ra cũng khó thực hiện. Ông Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch tỉnh Hòa Bình cho biết, tỉnh có đến 70% dân số là đồng bào dân tộc ít người. Hiện chỉ trên 3% học sinh dân tộc thiểu số bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông được học trong trường phổ thông dân tộc nội trú. Dự kiến đến năm học 2015, tỷ lệ này cũng chỉ nâng lên được 4,6%. “Để đạt con số 7% vào năm 2015 như Đề án đưa ra là rất khó,” ông Cửu nói. Theo ông Cửu, biện pháp cứu nguy cho tỉnh khỏi “cháy” mục tiêu là phải tăng cường hỗ trợ kinh phí hơn nữa. Đặc biệt là trường hợp huyện Lương Sơn, giáp ranh ngay với Thủ đô Hà Nội, tuy có đến hơn 10 xã thuộc diện khó khăn và đặc biệt khó khăn, nhưng chưa có trường dân tộc nội trú. Khó có thể đạt mục tiêu 7% học sinh dân tộc thiểu số bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông được học trong trường phổ thông dân tộc nội trú cũng là lo lắng của ông Lê Văn Quý, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên. Ông Quý cho biết, hiện tỷ lệ này ở Điện Biên mới đạt 5%. Để vươn tới 7% thì cần phải có sự đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất. Hiện nguồn kinh phí xây dựng cơ sở vật chất theo Đề án là 70% từ ngân sách trung ương, 30% từ địa phương. Tuy nhiên, theo ông Quý, ngân sách địa phương rất hạn hẹp và còn nợ rất nhiều tiền xây dựng trường lớp, không thể đầu tư thêm được nữa. “Đề nghị Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí,” ông Quý nói. Còn tại Thanh Hóa, tình hình cũng không khả quan hơn khi có đến 11 huyện miền núi với hơn 200 xã, trong đó có 80 xã đặc biệt khó khăn. Theo Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vương Văn Việt, hiện quy mô các trường dân tộc nội trú ở đây rất thấp trong khi số lượng học sinh dân tộc thiểu số quá đông. Vì thế, nếu không có sự điều chỉnh về tài chính thì việc triển khai Đề án khó đạt kết quả như mong đợi.
Kinh phí “lạc hậu” Theo bà Nguyễn Hồng Liêu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận, Dự án có ý nghĩa rất lớn trong việc rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, giúp cho con em đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện học tập tốt hơn. Tuy nhiên, việc triển khai ở tỉnh hiện gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề kinh phí. Lý do là Đề án được xây dựng từ năm 2009, ngày 21/9/2011 mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhưng các số liệu như số trường lớp cần xây dựng, chi phí đầu tư... đều tính theo năm 2009. Do đó, sau ba năm, con số này đã không còn tính thực tiễn, không phù hợp. Đưa ra ví dụ cụ thể, bà Liêu cho biết, để xây dựng trường Dân tộc nội trú Ninh Phước (thuộc huyện Ninh Phước, tỉnh Bình Thuận), nơi có rất đông đồng bào dân tộc Chăm, theo đúng chuẩn quốc gia thì ở thời điểm 2009 là 21 tỷ đồng, nhưng hiện tại, mức kinh phí này phải đội lên đến 60 tỷ đồng! “Phải rà soát lại vì kinh phí dự kiến không còn đúng như ban đầu. Đề nghị Bộ Kế hoạch Đầu tư theo dõi và bổ sung kinh phí, nếu không thì Đề án khó có tính khả thi như tham vọng,” bà Liêu kiến nghị. Đây cũng là lo lắng của ông Sèn Chỉnh Ly, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang. Theo ông Ly, với mức giá tính theo thời điểm ra đời Đề án (2009) phải chi 162 tỷ cho việc củng cố và phát triển các trường dân tộ nội trú trên địa bàn. Nhưng do trượt giá, số tiền ấy hiện đã lên gần 300 tỷ đồng. Tương tự, tại Trà Vinh, lãnh đạo địa phương này cho biết, kinh phí xây dựng đã đội lên gấp đôi, từ 33 tỷ đồng như dự kiến năm 2009, nay tính theo giá cả hiện tại cần 70 tỷ. Vì thế, với số tiền 33 tỷ đồng để phục vụ củng cố và xây dựng các trường dân tộc nội trú trong điều kiện hiện nay là vô cùng khó và không khả thi.
Nguy cơ “cháy” mục tiêu Kinh phí không đủ để xây trường như dự kiến ban đầu nên theo lãnh đạo các tỉnh, mục tiêu “7% học sinh dân tộc thiểu số bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông được học trong trường phổ thông dân tộc nội trú” mà Đề án đặt ra cũng khó thực hiện. Ông Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch tỉnh Hòa Bình cho biết, tỉnh có đến 70% dân số là đồng bào dân tộc ít người. Hiện chỉ trên 3% học sinh dân tộc thiểu số bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông được học trong trường phổ thông dân tộc nội trú. Dự kiến đến năm học 2015, tỷ lệ này cũng chỉ nâng lên được 4,6%. “Để đạt con số 7% vào năm 2015 như Đề án đưa ra là rất khó,” ông Cửu nói. Theo ông Cửu, biện pháp cứu nguy cho tỉnh khỏi “cháy” mục tiêu là phải tăng cường hỗ trợ kinh phí hơn nữa. Đặc biệt là trường hợp huyện Lương Sơn, giáp ranh ngay với Thủ đô Hà Nội, tuy có đến hơn 10 xã thuộc diện khó khăn và đặc biệt khó khăn, nhưng chưa có trường dân tộc nội trú. Khó có thể đạt mục tiêu 7% học sinh dân tộc thiểu số bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông được học trong trường phổ thông dân tộc nội trú cũng là lo lắng của ông Lê Văn Quý, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên. Ông Quý cho biết, hiện tỷ lệ này ở Điện Biên mới đạt 5%. Để vươn tới 7% thì cần phải có sự đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất. Hiện nguồn kinh phí xây dựng cơ sở vật chất theo Đề án là 70% từ ngân sách trung ương, 30% từ địa phương. Tuy nhiên, theo ông Quý, ngân sách địa phương rất hạn hẹp và còn nợ rất nhiều tiền xây dựng trường lớp, không thể đầu tư thêm được nữa. “Đề nghị Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí,” ông Quý nói. Còn tại Thanh Hóa, tình hình cũng không khả quan hơn khi có đến 11 huyện miền núi với hơn 200 xã, trong đó có 80 xã đặc biệt khó khăn. Theo Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vương Văn Việt, hiện quy mô các trường dân tộc nội trú ở đây rất thấp trong khi số lượng học sinh dân tộc thiểu số quá đông. Vì thế, nếu không có sự điều chỉnh về tài chính thì việc triển khai Đề án khó đạt kết quả như mong đợi.
Đề án Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 21/9/2011 với tổng kinh phí đầu tư gần 4.154 tỷ đồng. Mục tiêu của Đề án là củng cố, phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú theo hướng trường trung học đạt chuẩn quốc gia và đảm bảo các điều kiện giáo dục đặc thù, nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo, thực hiện tốt nhiệm vụ tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các dân tộc thiểu số đồng thời tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của miền núi, vùng dân tộc thiểu số trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Cụ thể, đến năm 2015, cả nước có 317 trường phổ thông dân tộc nội trú, trong đó có 30% trường đạt chuẩn quốc gia, với khoảng 85.000 học sinh, đạt bình quân 7% học sinh dân tộc thiểu số cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông trong toàn quốc được học trong trường phổ thông dân tộc nội trú. |
Phạm Mai (Vietnam+)