Tại cuộc họp về xây dựng đề án tái cơ cấu Tập đoàn VNPT, ngày 28/5, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Lê Nam Thắng cho biết đề án sẽ tập trung vào hai lĩnh vực then chốt là viễn thông và công nghiệp công nghệ thông tin.
Trong đó, vấn đề mấu chốt là đổi mới tổ chức kinh doanh lĩnh vực dịch vụ viễn thông của Tập đoàn. Khi đó, hai lĩnh vực viễn thông là di động và cố định sẽ cần phải tổ chức, sắp xếp lại cách quản lý để đáp ứng được những yêu cầu của giai đoạn mới. Đề án sẽ được trình Chính phủ trong tháng 9 tới.
Theo Thứ trưởng Lê Nam Thắng, đề án tái cơ cấu phải đảm bảo đảm bảo tính toàn vẹn, thống nhất, không chia cắt.
Trong đề án cần bóc tách các nhiệm vụ công ích và nhiệm vụ kinh doanh, những lĩnh vực mang đặc thù riêng với những hoạt động kinh doanh.
Để đảm bảo sự cạnh tranh thị trường, quá trình tái cơ cấu VNPT sẽ vẫn giữ nguyên hai thương hiệu Mobifone và Vinaphone.
Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ Thông tin Truyền thông) Phạm Hồng Hải cho biết mục tiêu tái cơ cấu nhằm đưa VNPT trở thành tập đoàn viễn thông mạnh, hoạt động hiệu quả, có năng lực cạnh tranh cao.
Đề án phải đảm bảo nguyên tắc đổi mới mô hình tổ chức của Tập đoàn theo hướng công ty mẹ, tập trung vào đổi mới chiến lược, tổ chức quản lý, đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm, thị trường, xây dựng thương hiệu, đào tạo nguồn nhân lực, quan hệ đối ngoại... và tăng cường hơn sự phân cấp, tạo sự chủ động cho các đơn vị thành viên đặc biệt là trong công tác đầu tư, quản lý, điều hành, khai thác mạng lưới kinh doanh.
Đề án cũng xây dựng phương án tổ chức sản xuất kinh doanh, triển khai tái cơ cấu các đơn vị thành viên theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, tránh đầu tư kinh doanh dàn trải, phân tán nguồn lực, tránh cạnh tranh nội bộ theo hướng sáp nhập các đơn vị thành viên mà kinh doanh cùng ngành nghề, để bảo đảm hiệu quả của Tập đoàn nói chung và các đơn vị nói riêng trên cơ sở liên kết các đơn vị thành viên trong Tập đoàn, hạn chế công ty mẹ và công ty con cùng đầu tư vào một doanh nghiệp./.
Trong đó, vấn đề mấu chốt là đổi mới tổ chức kinh doanh lĩnh vực dịch vụ viễn thông của Tập đoàn. Khi đó, hai lĩnh vực viễn thông là di động và cố định sẽ cần phải tổ chức, sắp xếp lại cách quản lý để đáp ứng được những yêu cầu của giai đoạn mới. Đề án sẽ được trình Chính phủ trong tháng 9 tới.
Theo Thứ trưởng Lê Nam Thắng, đề án tái cơ cấu phải đảm bảo đảm bảo tính toàn vẹn, thống nhất, không chia cắt.
Trong đề án cần bóc tách các nhiệm vụ công ích và nhiệm vụ kinh doanh, những lĩnh vực mang đặc thù riêng với những hoạt động kinh doanh.
Để đảm bảo sự cạnh tranh thị trường, quá trình tái cơ cấu VNPT sẽ vẫn giữ nguyên hai thương hiệu Mobifone và Vinaphone.
Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ Thông tin Truyền thông) Phạm Hồng Hải cho biết mục tiêu tái cơ cấu nhằm đưa VNPT trở thành tập đoàn viễn thông mạnh, hoạt động hiệu quả, có năng lực cạnh tranh cao.
Đề án phải đảm bảo nguyên tắc đổi mới mô hình tổ chức của Tập đoàn theo hướng công ty mẹ, tập trung vào đổi mới chiến lược, tổ chức quản lý, đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm, thị trường, xây dựng thương hiệu, đào tạo nguồn nhân lực, quan hệ đối ngoại... và tăng cường hơn sự phân cấp, tạo sự chủ động cho các đơn vị thành viên đặc biệt là trong công tác đầu tư, quản lý, điều hành, khai thác mạng lưới kinh doanh.
Đề án cũng xây dựng phương án tổ chức sản xuất kinh doanh, triển khai tái cơ cấu các đơn vị thành viên theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, tránh đầu tư kinh doanh dàn trải, phân tán nguồn lực, tránh cạnh tranh nội bộ theo hướng sáp nhập các đơn vị thành viên mà kinh doanh cùng ngành nghề, để bảo đảm hiệu quả của Tập đoàn nói chung và các đơn vị nói riêng trên cơ sở liên kết các đơn vị thành viên trong Tập đoàn, hạn chế công ty mẹ và công ty con cùng đầu tư vào một doanh nghiệp./.
Bích Hồng (TTXVN)