Trong hai ngày 27 và 28/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với tổ chức Atlantic Philanthropies và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, tổ chức Hội nghị triển khai Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí giai đoạn 2011- 2020, còn gọi là Đề án 1215 của Thủ tướng Chính phủ.
Tham dự Hội nghị có đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố; Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Trung tâm bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, Trung tâm công tác xã hội, bệnh viện tâm thần; một số trường đại học và các đối tác quốc tế. Tham dự phiên khai mạc có Ngài Jesper Moller, Phó Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Phạm Thị Hải Chuyền, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nhấn mạnh: trong những năm qua, chúng ta đã huy động được nguồn lực to lớn cả về tài chính và nhân lực của cộng đồng cùng với nguồn lực của nhà nước để bảo trợ xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần; góp phần quan trọng thực hiện chính sách an sinh xã hội và ổn định xã hội tại địa phương.
Đến nay, có khoảng 10.000 người tâm thần nặng đang được chăm sóc chức năng và phục hồi tại 26 cơ sở bảo trợ xã hội ở 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đã giải quyết trợ cấp hàng tháng cho gần 20.000 người tâm thần nặng sinh sống tại gia đình và cộng đồng; xây dựng một số mô hình tốt về lao động trị liệu và phục hồi chức năng luân phiên cho người tâm thần nặng tại Trung tâm bảo trợ xã hội ở một số tỉnh, thành phố; xây dựng bước đầu mô hình kết hợp tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ công tác xã hội với điều trị y tế đề phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí tại phòng khám Tu Na (Hà Nội), Bệnh viện đa khoa huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh)...
Ngài Jesper Moller, Phó Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam khẳng định, Hội nghị này đánh dấu một mốc lịch sử ở Việt Nam khi các lãnh đạo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế cùng với đại diện các ban, ngành liên quan, các bệnh viện, các tổ chức và các chuyên gia quốc tế gặp nhau để thảo luận tìm kiếm giải pháp xây dựng một hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng hiệu quả ở Việt Nam....
Rối nhiễu tâm trí là một vấn đề sức khỏe cộng đồng, rất nhiều phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị ảnh hưởng bởi các vấn đề sức khỏe tâm thần. Chúng ta cũng đã thấy rõ những chi phí của cá nhân và xã hội cho các bệnh nhân tâm thần.
UNICEF hợp tác với các tổ chức phát triển hỗ trợ Chính phủ tìm các giải pháp hiệu quả cho vấn đề này. Việc tăng cường hợp tác giữa các ngành, đặc biệt giữa hai ngành Y tế và Lao động Thương binh và Xã hội là rất cần thiết để cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam...
Thực hiện Quyết định 1215/2011/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí giai đoạn 2011- 2020, các Bộ, ngành liên quan đã khẩn trương hướng dẫn địa phương triển khai các nhóm công việc; xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án 1215; Quy hoạch phát triển hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; xây dựng mô hình có sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí; truyền thông, nâng cao nhận thức về trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội về chăm sóc và phục hồi chức năng cho đối tượng.
Hội nghị tập trung nghe các kế hoạch và giải pháp để triển khai Đề án của các Bộ, ngành liên qua đó nhằm nâng cao nhận thức của các Bộ, ngành, địa phương về việc trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng; Khuyến nghị mô hình chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng, tại Trung tâm bảo trợ xã họ̣i và tại bệnh viện; Khuyến nghị hợp tác liên ngành trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần và Đề án Quy hoạch mạng lưới các cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011- 2020; Định hướng giáo dục và đào tạo về chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách chăm lo cho đời sống các đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có người mắc bệnh tâm thần và đã đạt được những kết quả rất khả quan.
Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chưa có cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí; các cơ sở bảo trợ xã hội mới chỉ đáp ứng được 5% nhu cầu chăm sóc và phục hồi chức năng của người tâm thần. Các cơ sở bảo trợ xã hội chủ yếu nuôi dưỡng tập trung người tâm thần; kỹ năng và phương pháp chăm sóc chưa khoa học; phần lớn các cơ sở bị xuống cấp về cơ sở vật chất, thiếu các trang thiết bị phục hồi chức năng...
Chính vì vậy việc Chính phủ phê duyệt Đề án nhằm nâng cao chất lượng trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí./.
Tham dự Hội nghị có đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố; Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Trung tâm bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, Trung tâm công tác xã hội, bệnh viện tâm thần; một số trường đại học và các đối tác quốc tế. Tham dự phiên khai mạc có Ngài Jesper Moller, Phó Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Phạm Thị Hải Chuyền, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nhấn mạnh: trong những năm qua, chúng ta đã huy động được nguồn lực to lớn cả về tài chính và nhân lực của cộng đồng cùng với nguồn lực của nhà nước để bảo trợ xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần; góp phần quan trọng thực hiện chính sách an sinh xã hội và ổn định xã hội tại địa phương.
Đến nay, có khoảng 10.000 người tâm thần nặng đang được chăm sóc chức năng và phục hồi tại 26 cơ sở bảo trợ xã hội ở 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đã giải quyết trợ cấp hàng tháng cho gần 20.000 người tâm thần nặng sinh sống tại gia đình và cộng đồng; xây dựng một số mô hình tốt về lao động trị liệu và phục hồi chức năng luân phiên cho người tâm thần nặng tại Trung tâm bảo trợ xã hội ở một số tỉnh, thành phố; xây dựng bước đầu mô hình kết hợp tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ công tác xã hội với điều trị y tế đề phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí tại phòng khám Tu Na (Hà Nội), Bệnh viện đa khoa huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh)...
Ngài Jesper Moller, Phó Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam khẳng định, Hội nghị này đánh dấu một mốc lịch sử ở Việt Nam khi các lãnh đạo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế cùng với đại diện các ban, ngành liên quan, các bệnh viện, các tổ chức và các chuyên gia quốc tế gặp nhau để thảo luận tìm kiếm giải pháp xây dựng một hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng hiệu quả ở Việt Nam....
Rối nhiễu tâm trí là một vấn đề sức khỏe cộng đồng, rất nhiều phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị ảnh hưởng bởi các vấn đề sức khỏe tâm thần. Chúng ta cũng đã thấy rõ những chi phí của cá nhân và xã hội cho các bệnh nhân tâm thần.
UNICEF hợp tác với các tổ chức phát triển hỗ trợ Chính phủ tìm các giải pháp hiệu quả cho vấn đề này. Việc tăng cường hợp tác giữa các ngành, đặc biệt giữa hai ngành Y tế và Lao động Thương binh và Xã hội là rất cần thiết để cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam...
Thực hiện Quyết định 1215/2011/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí giai đoạn 2011- 2020, các Bộ, ngành liên quan đã khẩn trương hướng dẫn địa phương triển khai các nhóm công việc; xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án 1215; Quy hoạch phát triển hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; xây dựng mô hình có sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí; truyền thông, nâng cao nhận thức về trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội về chăm sóc và phục hồi chức năng cho đối tượng.
Hội nghị tập trung nghe các kế hoạch và giải pháp để triển khai Đề án của các Bộ, ngành liên qua đó nhằm nâng cao nhận thức của các Bộ, ngành, địa phương về việc trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng; Khuyến nghị mô hình chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng, tại Trung tâm bảo trợ xã họ̣i và tại bệnh viện; Khuyến nghị hợp tác liên ngành trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần và Đề án Quy hoạch mạng lưới các cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011- 2020; Định hướng giáo dục và đào tạo về chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách chăm lo cho đời sống các đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có người mắc bệnh tâm thần và đã đạt được những kết quả rất khả quan.
Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chưa có cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí; các cơ sở bảo trợ xã hội mới chỉ đáp ứng được 5% nhu cầu chăm sóc và phục hồi chức năng của người tâm thần. Các cơ sở bảo trợ xã hội chủ yếu nuôi dưỡng tập trung người tâm thần; kỹ năng và phương pháp chăm sóc chưa khoa học; phần lớn các cơ sở bị xuống cấp về cơ sở vật chất, thiếu các trang thiết bị phục hồi chức năng...
Chính vì vậy việc Chính phủ phê duyệt Đề án nhằm nâng cao chất lượng trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí./.
Văn Sơn (TTXVN)