Theo ngành thương mại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, từ năm 2012 đến 2015, mỗi năm vùng này sẽ xuất khẩu 5,4 triệu tấn gạo theo định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
Thị trường tiêu thụ chính của sản phẩm nông sản này là châu Á, châu Phi và Trung Đông.
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ nâng cao chất lượng lúa gạo trên cơ sở chọn giống, thiết lập các vùng nguyên liệu chất lượng cao, từng bước hình thành thương hiệu riêng của sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm gạo, đáp ứng nhu cầu thị trường, trong đó đẩy mạnh sản xuất gạo thơm.
Để ổn định và tăng thị phần, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tăng cường năng lực cạnh tranh nhằm duy trì và củng cố các thị trường truyền thống cũng như đáp ứng yêu cầu của các thị trường mới đồng thời gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ, tổ chức thị trường để tiêu thụ kịp thời và bảo đảm giá lúa ổn định cho nông dân.
Năm 2011, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất khẩu 6,2 triệu tấn gạo với trị giá 3,1 tỷ USD, tăng 11% về số lượng và tăng 23% về giá trị so với năm 2010./.
Thị trường tiêu thụ chính của sản phẩm nông sản này là châu Á, châu Phi và Trung Đông.
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ nâng cao chất lượng lúa gạo trên cơ sở chọn giống, thiết lập các vùng nguyên liệu chất lượng cao, từng bước hình thành thương hiệu riêng của sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm gạo, đáp ứng nhu cầu thị trường, trong đó đẩy mạnh sản xuất gạo thơm.
Để ổn định và tăng thị phần, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tăng cường năng lực cạnh tranh nhằm duy trì và củng cố các thị trường truyền thống cũng như đáp ứng yêu cầu của các thị trường mới đồng thời gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ, tổ chức thị trường để tiêu thụ kịp thời và bảo đảm giá lúa ổn định cho nông dân.
Năm 2011, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất khẩu 6,2 triệu tấn gạo với trị giá 3,1 tỷ USD, tăng 11% về số lượng và tăng 23% về giá trị so với năm 2010./.
Thế Đạt (TTXVN/Vietnam+)