Ngày 11/3, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã phối hợp với Dự án AKIA của Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế “Công nghệ xử lý và quản lý chất thải rắn”.
Hội thảo nhằm mục tiêu tạo diễn đàn trao đổi trực tiếp giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp các tỉnh, thành phố trong khu vực ồng bằng sông Cửu Long với các chuyên gia trong nước và các chuyên gia đến từ Đức về quản lý và sử dụng chất thải rắn, từ đó giúp các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có thêm thông tin, giải pháp quản lý và xử lý chất thải rắn phù hợp với tình hình thực tế, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Hội thảo đánh giá, hàng năm các tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thải chất rắn sinh hoạt khoảng hơn 600.000 tấn/năm, chất thải rắn công nghiệp khoảng 47 triệu mét khối/năm.
Hầu hết các chất thải rắn này vẫn chưa được quản lý và xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
Theo dự báo, đến năm 2015, tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh tại các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là khoảng 5.000 tấn/ngày và sẽ tăng lên đến gần 8.000 tấn/ngày vào năm 2020.
Riêng tại thành phố Cần Thơ, hiện khối lượng chất thải rắn sinh hoạt là 818 tấn/ngày, dự báo đến năm 2015 tăng lên 925 tấn/ngày và 1.393 tấn/ngày vào năm 2020. Trong khi đó, tỷ lệ thu gom chất thải rắn bình quân chỉ đạt khoảng 60% và chủ yếu chỉ dùng phương pháp chôn lấp để xử lý.
Để giúp các tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long quản lý chất thải rắn một cách hiệu quả, các chuyên gia đến từ Đức đã đề xuất một số giải pháp, trong đó đáng chú ý là giải pháp chôn lấp được các chuyên gia đánh giá cao và phù hợp với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, dễ thực hiện, chi phí đầu tư và xử lý thấp nên được áp dụng phổ biến chiếm đến 90%.
Phương pháp này giảm thiểu ô nhiễm không khí, nước ngầm và nước mặt; khi bãi chôn lấp đầy có thể cải tạo thành nơi hoạt động có ích…
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng giới thiệu các công nghệ xử lý chất thải rắn tiên tiến đang được áp dụng phổ biến trên thế giới, mô hình đầu tư và đầu tư tài chính để triển khai thực hiện các dự án xử lý chất thải rắn./.
Hội thảo nhằm mục tiêu tạo diễn đàn trao đổi trực tiếp giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp các tỉnh, thành phố trong khu vực ồng bằng sông Cửu Long với các chuyên gia trong nước và các chuyên gia đến từ Đức về quản lý và sử dụng chất thải rắn, từ đó giúp các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có thêm thông tin, giải pháp quản lý và xử lý chất thải rắn phù hợp với tình hình thực tế, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Hội thảo đánh giá, hàng năm các tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thải chất rắn sinh hoạt khoảng hơn 600.000 tấn/năm, chất thải rắn công nghiệp khoảng 47 triệu mét khối/năm.
Hầu hết các chất thải rắn này vẫn chưa được quản lý và xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
Theo dự báo, đến năm 2015, tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh tại các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là khoảng 5.000 tấn/ngày và sẽ tăng lên đến gần 8.000 tấn/ngày vào năm 2020.
Riêng tại thành phố Cần Thơ, hiện khối lượng chất thải rắn sinh hoạt là 818 tấn/ngày, dự báo đến năm 2015 tăng lên 925 tấn/ngày và 1.393 tấn/ngày vào năm 2020. Trong khi đó, tỷ lệ thu gom chất thải rắn bình quân chỉ đạt khoảng 60% và chủ yếu chỉ dùng phương pháp chôn lấp để xử lý.
Để giúp các tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long quản lý chất thải rắn một cách hiệu quả, các chuyên gia đến từ Đức đã đề xuất một số giải pháp, trong đó đáng chú ý là giải pháp chôn lấp được các chuyên gia đánh giá cao và phù hợp với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, dễ thực hiện, chi phí đầu tư và xử lý thấp nên được áp dụng phổ biến chiếm đến 90%.
Phương pháp này giảm thiểu ô nhiễm không khí, nước ngầm và nước mặt; khi bãi chôn lấp đầy có thể cải tạo thành nơi hoạt động có ích…
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng giới thiệu các công nghệ xử lý chất thải rắn tiên tiến đang được áp dụng phổ biến trên thế giới, mô hình đầu tư và đầu tư tài chính để triển khai thực hiện các dự án xử lý chất thải rắn./.
Thanh Sang (TTXVN)