Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang thực hiện bước đầu kế hoạch hỗ trợ nhà ở cho trên 240.000 hộ trong vùng hiện đang sống trong những ngôi nhà tạm bợ.
Mỗi hộ được hỗ trợ 15 triệu đồng xây nhà với tổng số tiền dự kiến là 3.607 tỷ đồng; trong đó vốn ngân sách trung ương hỗ trợ là 1.683 tỷ đồng, vốn vay tín dụng là 1.924 tỷ đồng.
Hiện đã có gần 9.000 hộ nghèo thuộc diện nói trên có nhà ở bán kiên cố.
Ngoài ra, các tỉnh tạo điều kiện cho người nghèo mở rộng sản xuất, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực; thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo nước sạch, đất sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm; phát triển mạnh các hoạt động an sinh xã hội giúp người nghèo vươn lên hòa nhập cộng đồng.
Trong 3 năm qua, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đầu tư gần 1.000 tỷ đồng cho công tác dạy nghề tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện toàn vùng có 11 trường cao đẳng nghề, 20 trường trung cấp nghề (trong đó có 2 trường dạy nghề cho người dân tộc thiểu số), 119 trung tâm dạy nghề cấp huyện.
Các tỉnh huy động nhiều lực lượng tham gia dạy nghề với nhiều hình thức phù hợp với đặc điểm và điều kiện kinh tế, sinh sống của từng nhóm đối tượng; chú ý dạy nghề lưu động, liên kết giữa các doanh nghiệp với các cơ sở dạy nghề mở rộng đào tạo nghề, tạo việc làm cho 100.000 lao động nghèo nông thôn mỗi năm.
Các tỉnh phát triển mạng lưới trung tâm giới thiệu việc làm, hệ thống cơ sở thông tin về thị trường lao động, tổ chức sàn giao dịch về việc làm đến cấp huyện, xã gắn với cung ứng lao động cho người sử dụng lao động trong, ngoài vùng Đồng bằng sông Cửu Long./.
Mỗi hộ được hỗ trợ 15 triệu đồng xây nhà với tổng số tiền dự kiến là 3.607 tỷ đồng; trong đó vốn ngân sách trung ương hỗ trợ là 1.683 tỷ đồng, vốn vay tín dụng là 1.924 tỷ đồng.
Hiện đã có gần 9.000 hộ nghèo thuộc diện nói trên có nhà ở bán kiên cố.
Ngoài ra, các tỉnh tạo điều kiện cho người nghèo mở rộng sản xuất, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực; thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo nước sạch, đất sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm; phát triển mạnh các hoạt động an sinh xã hội giúp người nghèo vươn lên hòa nhập cộng đồng.
Trong 3 năm qua, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đầu tư gần 1.000 tỷ đồng cho công tác dạy nghề tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện toàn vùng có 11 trường cao đẳng nghề, 20 trường trung cấp nghề (trong đó có 2 trường dạy nghề cho người dân tộc thiểu số), 119 trung tâm dạy nghề cấp huyện.
Các tỉnh huy động nhiều lực lượng tham gia dạy nghề với nhiều hình thức phù hợp với đặc điểm và điều kiện kinh tế, sinh sống của từng nhóm đối tượng; chú ý dạy nghề lưu động, liên kết giữa các doanh nghiệp với các cơ sở dạy nghề mở rộng đào tạo nghề, tạo việc làm cho 100.000 lao động nghèo nông thôn mỗi năm.
Các tỉnh phát triển mạng lưới trung tâm giới thiệu việc làm, hệ thống cơ sở thông tin về thị trường lao động, tổ chức sàn giao dịch về việc làm đến cấp huyện, xã gắn với cung ứng lao động cho người sử dụng lao động trong, ngoài vùng Đồng bằng sông Cửu Long./.
Thế Đạt (TTXVN/Vietnam+)