Theo quy hoạch của Viện Kinh tế Quy hoạch Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn), đến năm 2015, diện tích nuôi thủy sản tại Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 830.000ha, sản lượng đạt 2,97 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu 4,47 tỷUSD.
Đối tượng nuôi chủ yếu gồm tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, cá rô phi, nghêu(phục vụ xuất khẩu), tôm càng xanh, cá điêu hồng, chim trắng, thác lác, bốngtượng, sò huyết, vẹm xanh, bào ngư, ốc hương (phục vụ trong nước).
Các phương thức nuôi chủ yếu là quảng canh cải tiến đối với tôm sú và nghêu;nuôi thâm canh đối với tôm chân trắng và cá tra; các đối tượng còn lại nuôi theophương thức quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh.
Vùng nuôi tập trung tại các tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, TràVinh, Bến Tre. Nuôi nước ngọt tập trung ở các tỉnh ven sông Hậu và sông Tiền nhưAn Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long.
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trên, các tỉnh tăng cường đào tạo và nâng caochất lượng nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ kỹ thuật viên, điều chỉnh quy hoạchthủy lợi theo hướng đa mục tiêu không chỉ phục vụ nuôi mà còn phục vụ phát riểnnông nghiệp, cấp nước sinh hoạt. Việc sản xuất gắn với yêu cầu của thị trường,bảo đảm nguồn nguyên liệu đủ cho chế biến và tiêu dùng, tránh khủng hoảng thiếu,thừa nguyên liệu.
Bên cạnh đó, Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức lại sản xuất theo hướng quản lýcộng đồng thông qua các tổ hợp tác, hợp tác xã, hiệp hội nuôi, gắn kết giữa “4nhà,” liên kết với Thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam Bộ xây dựng vùng nguyênliệu, ứng dụng các qui trình nuôi tiên tiến...
Về chế biến và tiêu thụ, Đồng bằng sông Cửu Long cần đẩy nhanh tiến độ xây dựnghạ tầng các khu chế biến tập trung, áp dụng hệ thống quản lý đảm bảo vệ sinh antoàn thực phẩm với 100% doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tuân thủ quy chuẩn quốcgia về vệ sinh an toàn thực phẩm./.
Đối tượng nuôi chủ yếu gồm tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, cá rô phi, nghêu(phục vụ xuất khẩu), tôm càng xanh, cá điêu hồng, chim trắng, thác lác, bốngtượng, sò huyết, vẹm xanh, bào ngư, ốc hương (phục vụ trong nước).
Các phương thức nuôi chủ yếu là quảng canh cải tiến đối với tôm sú và nghêu;nuôi thâm canh đối với tôm chân trắng và cá tra; các đối tượng còn lại nuôi theophương thức quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh.
Vùng nuôi tập trung tại các tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, TràVinh, Bến Tre. Nuôi nước ngọt tập trung ở các tỉnh ven sông Hậu và sông Tiền nhưAn Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long.
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trên, các tỉnh tăng cường đào tạo và nâng caochất lượng nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ kỹ thuật viên, điều chỉnh quy hoạchthủy lợi theo hướng đa mục tiêu không chỉ phục vụ nuôi mà còn phục vụ phát riểnnông nghiệp, cấp nước sinh hoạt. Việc sản xuất gắn với yêu cầu của thị trường,bảo đảm nguồn nguyên liệu đủ cho chế biến và tiêu dùng, tránh khủng hoảng thiếu,thừa nguyên liệu.
Bên cạnh đó, Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức lại sản xuất theo hướng quản lýcộng đồng thông qua các tổ hợp tác, hợp tác xã, hiệp hội nuôi, gắn kết giữa “4nhà,” liên kết với Thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam Bộ xây dựng vùng nguyênliệu, ứng dụng các qui trình nuôi tiên tiến...
Về chế biến và tiêu thụ, Đồng bằng sông Cửu Long cần đẩy nhanh tiến độ xây dựnghạ tầng các khu chế biến tập trung, áp dụng hệ thống quản lý đảm bảo vệ sinh antoàn thực phẩm với 100% doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tuân thủ quy chuẩn quốcgia về vệ sinh an toàn thực phẩm./.
Thế Đạt (TTXVN/Vietnam+)