Theo ngành thương mại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, đến ngày 20/3, các doanh nghiệp đã mua tạm trữ 979.000 tấn gạo (tương đương 1,958 triệu tấn lúa), cơ bản hoàn thành chỉ tiêu mua gạo tạm trữ do Chính phủ đề ra.
Các tỉnh đã chế biến xuất khẩu 815.555 tấn gạo các loại, trị giá 369 triệu USD.
Hiện nay, tiến độ mua gạo diễn ra chậm hẳn dẫn đến giá lúa trên thị trường giảm từ 100-150 đồng/kg, gạo nguyên liệu giảm từ 150-200 đồng/kg. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, hiện giá lúa khô tại kho ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (loại thường) dao động từ 5.150-5.250 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.350-5.450 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm giá từ 6.750-6.850 đồng/kg (tùy từng địa phương), gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.600-6.700 đồng/kg (tùy chất lượng và địa phương).
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì bán tại mạn tàu từ 7.950-8.050 đồng/kg, gạo 15% tấm từ 7.550-7.650 đồng/kg và gạo 25% tấm từ 7.250-7.350 đồng/kg, tùy chất lượng và địa phương.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá thành bình quân sản xuất mỗi kg lúa (vụ đông xuân) tại Đồng bằng sông Cửu Long là 3.616 đồng. Nếu bán lúa thường tại thời điểm này với giá thấp, nông dân thu lãi 29,7%, bán lúa dài thì thu lãi 32,4%. Vụ đông xuân năm 2012-2013, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gieo sạ 1.545.481 ha, vượt kế hoạch 14.584 ha.
Hiện toàn vùng đã thu hoạch được gần 1 triệu ha, dự kiến đến giữa tháng 4 sẽ thu hoạch dứt điểm. Trên những trà lúa đã thu hoạch, năng suất bình quân 69,09 tạ/ha. Trên diện tích còn lại năng suất ước cũng tương đương, sản lượng cả vụ ước đạt 10,677 triệu tấn.
Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất vụ lúa đông xuân năm 2012-2013 trong điều kiện thời tiết phức tạp, khô hạn và mặn xâm nhập cục bộ thời điểm cuối vụ. Tuy nhiên, nhờ tích cực thực hiện các biện pháp gieo sạ tập trung né rầy, đồng loạt, né hạn, né mặn, quản lý, phòng trừ dịch hại hữu hiệu; các chương trình “cánh đồng mẫu lớn”, ghi chép sổ tay sản xuất lúa theo chuẩn VietGAP,” “3 giảm 3 tăng,” “1 phải 5 giảm,” “cánh đồng bốn tốt” đã khuyến khích đông đảo nông dân và doanh nghiệp tham gia.
Cơ cấu giống lúa được cải thiện dần theo hướng gia tăng sản xuất lúa chất lượng cao, lúa thơm phục vụ xuất khẩu với 13 nhóm giống lúa chủ lực, hàng chục nhóm giống bổ sung và 12 nhóm giống thích nghi với đặc điểm khắc nghiệt của thổ nhưỡng như nhiễm mặn, phèn. Nhờ đó, vụ lúa đông xuân đạt thắng lợi cả diện tích, năng suất và sản lượng./.
Các tỉnh đã chế biến xuất khẩu 815.555 tấn gạo các loại, trị giá 369 triệu USD.
Hiện nay, tiến độ mua gạo diễn ra chậm hẳn dẫn đến giá lúa trên thị trường giảm từ 100-150 đồng/kg, gạo nguyên liệu giảm từ 150-200 đồng/kg. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, hiện giá lúa khô tại kho ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (loại thường) dao động từ 5.150-5.250 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.350-5.450 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm giá từ 6.750-6.850 đồng/kg (tùy từng địa phương), gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.600-6.700 đồng/kg (tùy chất lượng và địa phương).
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì bán tại mạn tàu từ 7.950-8.050 đồng/kg, gạo 15% tấm từ 7.550-7.650 đồng/kg và gạo 25% tấm từ 7.250-7.350 đồng/kg, tùy chất lượng và địa phương.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá thành bình quân sản xuất mỗi kg lúa (vụ đông xuân) tại Đồng bằng sông Cửu Long là 3.616 đồng. Nếu bán lúa thường tại thời điểm này với giá thấp, nông dân thu lãi 29,7%, bán lúa dài thì thu lãi 32,4%. Vụ đông xuân năm 2012-2013, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gieo sạ 1.545.481 ha, vượt kế hoạch 14.584 ha.
Hiện toàn vùng đã thu hoạch được gần 1 triệu ha, dự kiến đến giữa tháng 4 sẽ thu hoạch dứt điểm. Trên những trà lúa đã thu hoạch, năng suất bình quân 69,09 tạ/ha. Trên diện tích còn lại năng suất ước cũng tương đương, sản lượng cả vụ ước đạt 10,677 triệu tấn.
Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất vụ lúa đông xuân năm 2012-2013 trong điều kiện thời tiết phức tạp, khô hạn và mặn xâm nhập cục bộ thời điểm cuối vụ. Tuy nhiên, nhờ tích cực thực hiện các biện pháp gieo sạ tập trung né rầy, đồng loạt, né hạn, né mặn, quản lý, phòng trừ dịch hại hữu hiệu; các chương trình “cánh đồng mẫu lớn”, ghi chép sổ tay sản xuất lúa theo chuẩn VietGAP,” “3 giảm 3 tăng,” “1 phải 5 giảm,” “cánh đồng bốn tốt” đã khuyến khích đông đảo nông dân và doanh nghiệp tham gia.
Cơ cấu giống lúa được cải thiện dần theo hướng gia tăng sản xuất lúa chất lượng cao, lúa thơm phục vụ xuất khẩu với 13 nhóm giống lúa chủ lực, hàng chục nhóm giống bổ sung và 12 nhóm giống thích nghi với đặc điểm khắc nghiệt của thổ nhưỡng như nhiễm mặn, phèn. Nhờ đó, vụ lúa đông xuân đạt thắng lợi cả diện tích, năng suất và sản lượng./.
Thế Đạt (TTXVN)