Chiều 25/5, tại Văn phòng Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp liên ngành nhằm tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện phát triển khu vực Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC).
EWEC được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 (tháng 10/1998). Đến nay, một số cơ chế hợp tác đã được hình thành, một số dự án hỗ trợ đã được triển khai và nhiều sự kiện liên quan đến EWEC đã được tổ chức, mà gần đây nhất là Tuần lễ EWEC 2007 tại Đà Nẵng; Diễn đàn hợp tác EWEC năm 2010 tại Quảng Trị.
Song song với điều kiện hạ tầng cứng của EWEC như giao thông, viễn thông, năng lượng, tiếp tục được nâng cấp; hạ tầng mềm như cải tiến chính sách, thủ tục hành chính, nhằm tạo điều kiện thông thoáng cho lưu thông của người và hàng hóa, cũng đã được Chính phủ các nước rất quan tâm.
Các động thái trên đã góp phần nâng cao nhận thức, hành động của các nhà tài trợ quốc tế, của Chính phủ các nước, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp trên hành lang về những cơ hội phát triển, góp phần đáp ứng sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp và hàng chục triệu người dân trong vùng dự án.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả ban đầu, EWEC còn gặp nhiều khó khăn cả chủ quan lẫn khách quan trong tiến trình trở thành một hành lang kinh tế. Giá trị hàng hóa, số lượng phương tiện, người lưu thông trên tuyến chưa tương xứng với hạ tầng trên tuyến hành lang.
Tại buổi làm việc, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị Lê Hữu Thăng kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn các ngành liên quan làm việc tại các cửa khẩu, thống nhất biện pháp giải quyết để những trường hợp phương tiện vận tải có tay lái nghịch qua lại thuận lợi; tiến hành kiểm tra, sửa chữa và bổ sung biển báo giao thông trên tuyến quốc lộ 9 thay cho dải phân cách như hiện nay.
Tỉnh Quảng Trị cũng kiến nghị Thủ tướng đưa dự án xây mới Cầu Xà Ợt 2 vào danh mục công trình cấp thiết ưu tiên triển khai trong năm 2011, nhằm đáp ứng nhu cầu lưu thông người, phương tiện đang liên tục gia tăng. Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị cũng kiến nghị Chính phủ xem xét giảm chi phí trọng tải, phí luồng lạch từ 30-50% so với hiện nay, tại các cảng duyên hải miền Trung để khuyến khích các hãng tàu và các nhà xuất nhập khẩu đưa tàu và hàng hóa qua cảng.
Cho rằng cần tăng cường hoạt động du lịch, dịch vụ trên tuyến, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Trần Văn Minh đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp chặt chẽ với các địa phương liên quan xúc tiến cụ thể từng dự án, chương trình du lịch, văn hóa, tránh việc tổ chức du lịch manh mún, nhỏ lẻ chưa phù hợp với điều kiện thuận lợi sẵn có của Hành lang quan trọng này.
Khẳng định tầm quan trọng của EWEC, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn cho rằng, cần đồng bộ trong việc triển khai các biện pháp phát triển khu vực kinh tế này, nhất là rút ngắn thủ tục thông quan, phí, lệ phí và tăng cường dịch vụ dọc tuyến hành lang, đẩy mạnh du lịch. Ông Sơn cũng kiến nghị thành lập Ủy ban hỗn hợp liên chính phủ thành viên EWEC để thống nhất các biện pháp thúc đẩy thông thương trong khu vực.
Thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ, Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông cam kết sẽ xử lý ngay những công việc như rà soát, lắp đặt, thay thế biển báo, sửa chữa đường sá trên tuyến. Bộ cũng sẽ xem xét kiến nghị giảm bớt trạm thu phí cầu đường, đồng thời tiếp tục kêu gọi đầu tư xây dựng Dự án Cầu Xả Ớt 2 để đảm bảo phục vụ lưu lượng giao thông trong khu vực.
Kết luận phiên họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận kiến nghị của các địa phương, bộ, ngành; cho biết sẽ tổng hợp báo cáo Thủ tướng xem xét, giao các bộ, ngành chức năng giải quyết với lộ trình cụ thể. Bộ trưởng khẳng định, những năm qua, các địa phương liên quan đã có nhiều bước tiến quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính, từng bước xây dựng và hoàn thiện chính sách, định hướng phát triển cho EWEC.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các địa phương, bộ, ngành nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệt của EWEC với rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Trên tinh thần đó, các bộ, ngành Trung ương tập trung tháo gỡ các vướng mắc hiện có tại khu vực này, xử lý từng kiến nghị của địa phương. Bộ trưởng mong muốn các tỉnh, thành phố thuộc dự án tích cực hợp tác và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành hữu quan để giải quyết các bất cập, xây dựng quy hoạch phát triển phù hợp với lộ trình xây dựng EWEC.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ Ngoại giao chủ trì, tranh thủ hợp tác quốc tế để đẩy mạnh hoạt động đầu tư, phát triển khu vực EWEC không chỉ hạ tầng giao thông mà cả về xây dựng đô thị, phát triển dịch vụ, văn hóa, qua đó đóng góp nhiều hơn nữa vào việc thúc đẩy tình hữu nghị các quốc gia trong vùng dự án./.
EWEC được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 (tháng 10/1998). Đến nay, một số cơ chế hợp tác đã được hình thành, một số dự án hỗ trợ đã được triển khai và nhiều sự kiện liên quan đến EWEC đã được tổ chức, mà gần đây nhất là Tuần lễ EWEC 2007 tại Đà Nẵng; Diễn đàn hợp tác EWEC năm 2010 tại Quảng Trị.
Song song với điều kiện hạ tầng cứng của EWEC như giao thông, viễn thông, năng lượng, tiếp tục được nâng cấp; hạ tầng mềm như cải tiến chính sách, thủ tục hành chính, nhằm tạo điều kiện thông thoáng cho lưu thông của người và hàng hóa, cũng đã được Chính phủ các nước rất quan tâm.
Các động thái trên đã góp phần nâng cao nhận thức, hành động của các nhà tài trợ quốc tế, của Chính phủ các nước, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp trên hành lang về những cơ hội phát triển, góp phần đáp ứng sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp và hàng chục triệu người dân trong vùng dự án.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả ban đầu, EWEC còn gặp nhiều khó khăn cả chủ quan lẫn khách quan trong tiến trình trở thành một hành lang kinh tế. Giá trị hàng hóa, số lượng phương tiện, người lưu thông trên tuyến chưa tương xứng với hạ tầng trên tuyến hành lang.
Tại buổi làm việc, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị Lê Hữu Thăng kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn các ngành liên quan làm việc tại các cửa khẩu, thống nhất biện pháp giải quyết để những trường hợp phương tiện vận tải có tay lái nghịch qua lại thuận lợi; tiến hành kiểm tra, sửa chữa và bổ sung biển báo giao thông trên tuyến quốc lộ 9 thay cho dải phân cách như hiện nay.
Tỉnh Quảng Trị cũng kiến nghị Thủ tướng đưa dự án xây mới Cầu Xà Ợt 2 vào danh mục công trình cấp thiết ưu tiên triển khai trong năm 2011, nhằm đáp ứng nhu cầu lưu thông người, phương tiện đang liên tục gia tăng. Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị cũng kiến nghị Chính phủ xem xét giảm chi phí trọng tải, phí luồng lạch từ 30-50% so với hiện nay, tại các cảng duyên hải miền Trung để khuyến khích các hãng tàu và các nhà xuất nhập khẩu đưa tàu và hàng hóa qua cảng.
Cho rằng cần tăng cường hoạt động du lịch, dịch vụ trên tuyến, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Trần Văn Minh đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp chặt chẽ với các địa phương liên quan xúc tiến cụ thể từng dự án, chương trình du lịch, văn hóa, tránh việc tổ chức du lịch manh mún, nhỏ lẻ chưa phù hợp với điều kiện thuận lợi sẵn có của Hành lang quan trọng này.
Khẳng định tầm quan trọng của EWEC, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn cho rằng, cần đồng bộ trong việc triển khai các biện pháp phát triển khu vực kinh tế này, nhất là rút ngắn thủ tục thông quan, phí, lệ phí và tăng cường dịch vụ dọc tuyến hành lang, đẩy mạnh du lịch. Ông Sơn cũng kiến nghị thành lập Ủy ban hỗn hợp liên chính phủ thành viên EWEC để thống nhất các biện pháp thúc đẩy thông thương trong khu vực.
Thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ, Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông cam kết sẽ xử lý ngay những công việc như rà soát, lắp đặt, thay thế biển báo, sửa chữa đường sá trên tuyến. Bộ cũng sẽ xem xét kiến nghị giảm bớt trạm thu phí cầu đường, đồng thời tiếp tục kêu gọi đầu tư xây dựng Dự án Cầu Xả Ớt 2 để đảm bảo phục vụ lưu lượng giao thông trong khu vực.
Kết luận phiên họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận kiến nghị của các địa phương, bộ, ngành; cho biết sẽ tổng hợp báo cáo Thủ tướng xem xét, giao các bộ, ngành chức năng giải quyết với lộ trình cụ thể. Bộ trưởng khẳng định, những năm qua, các địa phương liên quan đã có nhiều bước tiến quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính, từng bước xây dựng và hoàn thiện chính sách, định hướng phát triển cho EWEC.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các địa phương, bộ, ngành nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệt của EWEC với rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Trên tinh thần đó, các bộ, ngành Trung ương tập trung tháo gỡ các vướng mắc hiện có tại khu vực này, xử lý từng kiến nghị của địa phương. Bộ trưởng mong muốn các tỉnh, thành phố thuộc dự án tích cực hợp tác và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành hữu quan để giải quyết các bất cập, xây dựng quy hoạch phát triển phù hợp với lộ trình xây dựng EWEC.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ Ngoại giao chủ trì, tranh thủ hợp tác quốc tế để đẩy mạnh hoạt động đầu tư, phát triển khu vực EWEC không chỉ hạ tầng giao thông mà cả về xây dựng đô thị, phát triển dịch vụ, văn hóa, qua đó đóng góp nhiều hơn nữa vào việc thúc đẩy tình hữu nghị các quốc gia trong vùng dự án./.
Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)