Nằm trên một khu vực rộng hơn 30.640ha với một hệ động thực vật đa dạng, dãy núi Kitanglad ở tỉnh Bukidnon, Philippines vừa trở thành vườn di sản thiên nhiên mới nhất của ASEAN.
Tại Hội nghị thường niên các Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 11 được tổ chức ở Singapore từ ngày 28 - 30/10, các bộ trưởng môi trường trong khu vực đã nhất trí đưa dãy núi Kitanglad trở thành là vườn di sản thứ 28 của ASEAN.
Dãy núi Kitanglad là khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị cao, đa dạng và độc đáo, nơi sinh sống của hàng trăm loài động thực vật tiêu biểu của khu vực ASEAN.
Trong khu bảo tồn này, các nhà khoa học đã phát hiện được nhiều loại động thực vật quý hiếm như cây Canhkina dùng để chế biến thuốc chữa sốt rét, hay đại bàng Philippin - một trong những loại đại bàng lớn nhất thế giới đang có nguy cơ tuyệt chủng cao; loài hoa lớn nhất thế giới Rafflesia.
Đỉnh Dulang-dulang cao nhất trong dãy Kitanglad, với độ cao gần 2.940m so với mặt nước biển, được những người dân sinh sống ở đây cho là nơi linh thiêng, nơi đấng tối cao gìn giữ linh hồn họ.
Khoảng 80% cư dân ở dãy núi này là những tộc người bản địa như Manobos, Talaandig, Higaonon, Matigsalug và Umayamnon.
Từ tháng 11/2000, Chính phủ Philippines đưa dãy núi này vào danh sách khu bảo tồn theo Luật 8.978.
Việc các quốc gia Đông Nam Á công nhận dãy Kitanglad là vườn di sản ASEAN là sự đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Philippines không chỉ trong việc bảo tồn sự đa dạng hóa hệ sinh vật mà còn trong việc bảo vệ văn hóa và truyền thống của khu vực.
Trước đây hai dãy núi khác của Philippines cũng đã được công nhận là vườn di sản ASEAN gồm dãy núi Apo ở tỉnh Davao và núi Iglit-Baco ở Oriental Mindoro./.
Tại Hội nghị thường niên các Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 11 được tổ chức ở Singapore từ ngày 28 - 30/10, các bộ trưởng môi trường trong khu vực đã nhất trí đưa dãy núi Kitanglad trở thành là vườn di sản thứ 28 của ASEAN.
Dãy núi Kitanglad là khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị cao, đa dạng và độc đáo, nơi sinh sống của hàng trăm loài động thực vật tiêu biểu của khu vực ASEAN.
Trong khu bảo tồn này, các nhà khoa học đã phát hiện được nhiều loại động thực vật quý hiếm như cây Canhkina dùng để chế biến thuốc chữa sốt rét, hay đại bàng Philippin - một trong những loại đại bàng lớn nhất thế giới đang có nguy cơ tuyệt chủng cao; loài hoa lớn nhất thế giới Rafflesia.
Đỉnh Dulang-dulang cao nhất trong dãy Kitanglad, với độ cao gần 2.940m so với mặt nước biển, được những người dân sinh sống ở đây cho là nơi linh thiêng, nơi đấng tối cao gìn giữ linh hồn họ.
Khoảng 80% cư dân ở dãy núi này là những tộc người bản địa như Manobos, Talaandig, Higaonon, Matigsalug và Umayamnon.
Từ tháng 11/2000, Chính phủ Philippines đưa dãy núi này vào danh sách khu bảo tồn theo Luật 8.978.
Việc các quốc gia Đông Nam Á công nhận dãy Kitanglad là vườn di sản ASEAN là sự đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Philippines không chỉ trong việc bảo tồn sự đa dạng hóa hệ sinh vật mà còn trong việc bảo vệ văn hóa và truyền thống của khu vực.
Trước đây hai dãy núi khác của Philippines cũng đã được công nhận là vườn di sản ASEAN gồm dãy núi Apo ở tỉnh Davao và núi Iglit-Baco ở Oriental Mindoro./.
Xuân Triển (Vietnam+)