Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hứa Đức Nhị, Nghị định về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng dự kiến sẽ được hoàn thành vào tháng 6 năm nay để trình Chính phủ.
Theo Thứ trưởng, cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng ra đời nhằm xã hội hóa ngành lâm nghiệp, từng bước thiết lập cơ sở kinh tế bền vững cho bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái, cải thiện chất lượng dịch vụ môi trường rừng.
Đặc biệt, cơ chế này liên quan tới việc đảm bảo nguồn cung cấp nước cho thủy điện, sản xuất nước sạch và các hoạt động du lịch sinh thái.
Theo nghị định, các cơ sở sản xuất điện, nước sử dụng nguyên liệu đầu vào là nguồn nước từ rừng mang lại phải tính toán để đưa vào cơ cấu giá thành sản phẩm, tạo ra doanh thu và trả một phần cho việc duy trì, bảo vệ nguồn nước.
Chính sách này góp phần ổn định cuộc sống của người trồng rừng, bảo vệ rừng, đảm bảo nguồn nước cho sự phát triển sản xuất, phục vụ cuộc sống của người dân.
Ông Jim Peters, Giám đốc Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học vùng châu Á (ARBCP), cho biết các tỉnh Lâm Đồng, Sơn La, nơi thực hiện thí điểm cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam, đã đưa ra nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc thu phí - chi trả bằng tiền mặt, thiết lập được cơ chế giữa người mua-người bán một cách khoa học và công bằng.
Dự thảo về Nghị định chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đề xuất mức chi trả đối với nhà máy thủy điện là 20 đồng/kwh với điện thương phẩm và 40 đồng/m3 nước thương phẩm đối với nhà máy nước.
Mức giá như đề xuất sẽ chiếm từ 0,36% đến 1,53% giá thành tiêu thụ nước sạch, khoảng 2,37% đến 8,6% giá thành sản xuất thủy điện.
Tại một hội thảo về xây dựng Nghị định chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, ông Francis Donvan - Giám đốc đại diện cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAIDS) tại Việt Nam cho biết Việt Nam là nước đầu tiên ở Đông Nam Á xây dựng chính sách này./.
Theo Thứ trưởng, cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng ra đời nhằm xã hội hóa ngành lâm nghiệp, từng bước thiết lập cơ sở kinh tế bền vững cho bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái, cải thiện chất lượng dịch vụ môi trường rừng.
Đặc biệt, cơ chế này liên quan tới việc đảm bảo nguồn cung cấp nước cho thủy điện, sản xuất nước sạch và các hoạt động du lịch sinh thái.
Theo nghị định, các cơ sở sản xuất điện, nước sử dụng nguyên liệu đầu vào là nguồn nước từ rừng mang lại phải tính toán để đưa vào cơ cấu giá thành sản phẩm, tạo ra doanh thu và trả một phần cho việc duy trì, bảo vệ nguồn nước.
Chính sách này góp phần ổn định cuộc sống của người trồng rừng, bảo vệ rừng, đảm bảo nguồn nước cho sự phát triển sản xuất, phục vụ cuộc sống của người dân.
Ông Jim Peters, Giám đốc Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học vùng châu Á (ARBCP), cho biết các tỉnh Lâm Đồng, Sơn La, nơi thực hiện thí điểm cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam, đã đưa ra nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc thu phí - chi trả bằng tiền mặt, thiết lập được cơ chế giữa người mua-người bán một cách khoa học và công bằng.
Dự thảo về Nghị định chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đề xuất mức chi trả đối với nhà máy thủy điện là 20 đồng/kwh với điện thương phẩm và 40 đồng/m3 nước thương phẩm đối với nhà máy nước.
Mức giá như đề xuất sẽ chiếm từ 0,36% đến 1,53% giá thành tiêu thụ nước sạch, khoảng 2,37% đến 8,6% giá thành sản xuất thủy điện.
Tại một hội thảo về xây dựng Nghị định chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, ông Francis Donvan - Giám đốc đại diện cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAIDS) tại Việt Nam cho biết Việt Nam là nước đầu tiên ở Đông Nam Á xây dựng chính sách này./.
Ngọc Dung (Vietnam+)