Trước tình trạng nhiều dự án giao thông vận tải trọng điểm bị chậm tiến độ do cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan, Bộ Giao thông Vận tải đã làm việc với các chủ đầu tư dự án, đại diện các nhà thầu thi công yêu cầu khẩn trương thực hiện các giải pháp cần thiết để đảm bảo tiến độ các công trình.
Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu các chủ đầu tư phải kiên quyết xử lý những nhà thầu đã được bàn giao mặt bằng, nhưng vẫn chậm thi công để ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án.
Sau khi có chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, trên tuyến Quốc lộ 1A đoạn Hà Nam đến Ninh Bình, các nhà thầu đã tăng cường máy móc, thiết bị, vật tư và ứng vốn, đẩy nhanh tiến độ thi công để hoàn thành đúng thời hạn. Riêng cầu Đoan Vĩ đã hoàn thành nghiệm thu vào trung tuần tháng 9/2012. Còn phần đường thì nền gần như đã hoàn tất và phấn đấu từ nay đếu cuối năm, thảm xong lớp bêtông nhựa hạt trung.
Ở địa phận Ninh Bình, Dự án cải tạo, mở rộng Quốc lộ 1A được chia làm 2 giai đoạn; trong đó đoạn cửa phía Bắc đến cửa phía Nam thành phố Ninh Bình có chiều dài 13,6 km, tổng mức đầu tư hơn 631 tỷ đồng. Cho đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành phần đường và các công trình phụ trợ.
Đối với dự án mở rộng Quốc lộ 1A đoạn Dốc Xây, thành phố Thanh Hóa, dài 36,4km, tổng mức đầu tư hơn 2.170 tỷ đồng, trong đó xây dựng hơn 1.262 tỷ đồng, hiện nay đã gần như hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.
Theo Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa, giá trị khối lượng thực hiện từ đầu dự án đến nay ước đạt hơn 1.063 tỷ đồng. Theo tiến độ hợp đồng, đến tháng 3/2013 dự án mới kết thúc. Tuy nhiên, chủ đầu tư yêu cầu các nhà thầu tập trung thi công để thảm xong mặt đường trước Tết Âm lịch. Còn những hạng mục phụ trợ, hoàn thiện, sẽ thi công sau và hoàn thành vào tháng 3/2013 như tiến độ trong hợp đồng.
Trong thời gian từ đầu năm 2012 đến nay, Dự án cải tạo mở rộng Quốc lộ 1A đoạn từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh chưa được bố trí vốn nên ảnh hưởng nhiều đến tiến độ công tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt là việc thực hiện xây dựng các khu tái định cư.
Để có kinh phí chi trả kịp thời cho các hộ dân khi có quyết định phê duyệt, trong thời gian từ nay đến cuối năm 2012, Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét, bố trí tối thiểu 120 tỷ đồng vốn cho công tác giải phóng mặt bằng các dự án này; trong đó, đoạn Km368+400 - Km383+115 khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, chiều dài tuyến 14,7 km, cần 47,3 tỷ đồng. Đoạn thị trấn Hoàng Mai và thị trấn Cầu Giát tỉnh Nghệ An, tổng chiều dài tuyến là 9 km, cần khoảng 126 tỷ đồng (chi trả cho các hộ dân đã có quyết định chi trả là 33,81 tỷ đồng, cho các hộ đang trình thẩm định là 77 tỷ đồng, chi phí xây dựng 2 khu tái định cư 16 tỷ đồng).
Theo Ban Quản lý dự án 2 (Bộ Giao thông vận tải) - đơn vị được giao làm đại diện chủ đầu tư, thì một số gói thầu trên đường cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên (Quốc lộ 3 mới), dự án này đang bị chậm tiến độ khoảng 7 tháng.
Tính đến thời điểm hiện nay, giá trị sản lượng của cả 4 gói thầu xây lắp mới đạt 1.610 tỷ đồng. Giá trị giải ngân bao gồm cả tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 2.350 tỷ đồng.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án 2 đã chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, tận dụng thời tiết thuận lợi để làm 3 ca liên tục, đồng thời kịp thời giải quyết tất cả các vướng mắc cho nhà thầu nên tiến độ dự án đã có nhiều cải thiện đáng kể. Ngoài ra, Ban Quản lý dự án 2 đã thành lập riêng một tổ điều hành do lãnh đạo ban trực tiếp phụ trách thường trực 24/24h trên công trường để chỉ đạo, giám sát tiến độ. Đồng thời, đại diện chủ đầu tư đã đưa ra khỏi công trình 24 nhà thầu yếu kém và chấn chỉnh một số nhà thầu khác chưa quyết liệt thi công để thúc đẩy nhanh tiến độ của tuyến cao tốc trọng điểm này.
Tình hình chậm tiến độ cũng xảy ra tại dự án đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai dù các nhà thầu đã điều chỉnh kế hoạch thi công. Đại diện lãnh đạo Tổng công ty đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, hiện nay mặt bằng của tuyến cao tốc này dù đã được các địa phương bàn giao gần hết, nhưng vẫn còn một số vướng mắc nhất định ảnh hưởng đến việc thi công của nhà thầu.
Giá trị sản lượng của dự án tính đến nay đạt khoảng 4.754 tỷ đồng, còn giải ngân, bao gồm cả tạm ứng vào khoảng 4.977 tỷ đồng. Việc ADB tạm dừng giải ngân một phần vốn cho dự án do chưa thống nhất về cách tính tỷ lệ nội tệ và ngoại tệ theo hợp đồng trong thời gian qua cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tiến độ công trình. Tuy nhiên, VEC đã tích cực làm việc với ADB để đề nghị tiếp tục giải ngân, nên tới ngày 16/10/2012, ADB đã chấp thuận. Tính chung toàn dự án hiện mới đạt khoảng hơn 35,8%; trong đó, đáng ngại nhất là các gói A4 và A5 do nhà thầu Keangnam (Hàn Quốc) thi công, khối lượng rất thấp, thường xuyên không đảm bảo đúng kế hoạch; trong đó, A4 mới đạt khoảng hơn 20%, còn A5 chỉ hơn 9%.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ của dự án trên, Bộ Giao thông vận tải đã yêu cầu các nhà thầu ngay trong tháng 10 này phải triển khai các giải pháp quyết liệt, loại các nhà thầu phụ yếu kém ra khỏi công trường. Đối với 2 gói thầu của nhà thầu Keangnam đang rất chậm trễ, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải đã yêu cầu cắt bớt 50% khối lượng của gói A4 và 80% của gói A5 để chuyển giao cho các nhà thầu khác thi công.
Các nhà thầu khác trong dự án cũng phải rà soát lại toàn bộ khối lượng để có kế hoạch tăng cường thiết bị, máy móc, nhân lực hợp lý, tập trung thi công, bù lại tiến độ đã mất, bảo đảm ngày 31/12/2013 là thời hạn cuối cùng để thông tuyến, khai thác toàn bộ công trình./.
Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu các chủ đầu tư phải kiên quyết xử lý những nhà thầu đã được bàn giao mặt bằng, nhưng vẫn chậm thi công để ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án.
Sau khi có chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, trên tuyến Quốc lộ 1A đoạn Hà Nam đến Ninh Bình, các nhà thầu đã tăng cường máy móc, thiết bị, vật tư và ứng vốn, đẩy nhanh tiến độ thi công để hoàn thành đúng thời hạn. Riêng cầu Đoan Vĩ đã hoàn thành nghiệm thu vào trung tuần tháng 9/2012. Còn phần đường thì nền gần như đã hoàn tất và phấn đấu từ nay đếu cuối năm, thảm xong lớp bêtông nhựa hạt trung.
Ở địa phận Ninh Bình, Dự án cải tạo, mở rộng Quốc lộ 1A được chia làm 2 giai đoạn; trong đó đoạn cửa phía Bắc đến cửa phía Nam thành phố Ninh Bình có chiều dài 13,6 km, tổng mức đầu tư hơn 631 tỷ đồng. Cho đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành phần đường và các công trình phụ trợ.
Đối với dự án mở rộng Quốc lộ 1A đoạn Dốc Xây, thành phố Thanh Hóa, dài 36,4km, tổng mức đầu tư hơn 2.170 tỷ đồng, trong đó xây dựng hơn 1.262 tỷ đồng, hiện nay đã gần như hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.
Theo Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa, giá trị khối lượng thực hiện từ đầu dự án đến nay ước đạt hơn 1.063 tỷ đồng. Theo tiến độ hợp đồng, đến tháng 3/2013 dự án mới kết thúc. Tuy nhiên, chủ đầu tư yêu cầu các nhà thầu tập trung thi công để thảm xong mặt đường trước Tết Âm lịch. Còn những hạng mục phụ trợ, hoàn thiện, sẽ thi công sau và hoàn thành vào tháng 3/2013 như tiến độ trong hợp đồng.
Trong thời gian từ đầu năm 2012 đến nay, Dự án cải tạo mở rộng Quốc lộ 1A đoạn từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh chưa được bố trí vốn nên ảnh hưởng nhiều đến tiến độ công tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt là việc thực hiện xây dựng các khu tái định cư.
Để có kinh phí chi trả kịp thời cho các hộ dân khi có quyết định phê duyệt, trong thời gian từ nay đến cuối năm 2012, Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét, bố trí tối thiểu 120 tỷ đồng vốn cho công tác giải phóng mặt bằng các dự án này; trong đó, đoạn Km368+400 - Km383+115 khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, chiều dài tuyến 14,7 km, cần 47,3 tỷ đồng. Đoạn thị trấn Hoàng Mai và thị trấn Cầu Giát tỉnh Nghệ An, tổng chiều dài tuyến là 9 km, cần khoảng 126 tỷ đồng (chi trả cho các hộ dân đã có quyết định chi trả là 33,81 tỷ đồng, cho các hộ đang trình thẩm định là 77 tỷ đồng, chi phí xây dựng 2 khu tái định cư 16 tỷ đồng).
Theo Ban Quản lý dự án 2 (Bộ Giao thông vận tải) - đơn vị được giao làm đại diện chủ đầu tư, thì một số gói thầu trên đường cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên (Quốc lộ 3 mới), dự án này đang bị chậm tiến độ khoảng 7 tháng.
Tính đến thời điểm hiện nay, giá trị sản lượng của cả 4 gói thầu xây lắp mới đạt 1.610 tỷ đồng. Giá trị giải ngân bao gồm cả tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 2.350 tỷ đồng.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án 2 đã chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, tận dụng thời tiết thuận lợi để làm 3 ca liên tục, đồng thời kịp thời giải quyết tất cả các vướng mắc cho nhà thầu nên tiến độ dự án đã có nhiều cải thiện đáng kể. Ngoài ra, Ban Quản lý dự án 2 đã thành lập riêng một tổ điều hành do lãnh đạo ban trực tiếp phụ trách thường trực 24/24h trên công trường để chỉ đạo, giám sát tiến độ. Đồng thời, đại diện chủ đầu tư đã đưa ra khỏi công trình 24 nhà thầu yếu kém và chấn chỉnh một số nhà thầu khác chưa quyết liệt thi công để thúc đẩy nhanh tiến độ của tuyến cao tốc trọng điểm này.
Tình hình chậm tiến độ cũng xảy ra tại dự án đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai dù các nhà thầu đã điều chỉnh kế hoạch thi công. Đại diện lãnh đạo Tổng công ty đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, hiện nay mặt bằng của tuyến cao tốc này dù đã được các địa phương bàn giao gần hết, nhưng vẫn còn một số vướng mắc nhất định ảnh hưởng đến việc thi công của nhà thầu.
Giá trị sản lượng của dự án tính đến nay đạt khoảng 4.754 tỷ đồng, còn giải ngân, bao gồm cả tạm ứng vào khoảng 4.977 tỷ đồng. Việc ADB tạm dừng giải ngân một phần vốn cho dự án do chưa thống nhất về cách tính tỷ lệ nội tệ và ngoại tệ theo hợp đồng trong thời gian qua cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tiến độ công trình. Tuy nhiên, VEC đã tích cực làm việc với ADB để đề nghị tiếp tục giải ngân, nên tới ngày 16/10/2012, ADB đã chấp thuận. Tính chung toàn dự án hiện mới đạt khoảng hơn 35,8%; trong đó, đáng ngại nhất là các gói A4 và A5 do nhà thầu Keangnam (Hàn Quốc) thi công, khối lượng rất thấp, thường xuyên không đảm bảo đúng kế hoạch; trong đó, A4 mới đạt khoảng hơn 20%, còn A5 chỉ hơn 9%.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ của dự án trên, Bộ Giao thông vận tải đã yêu cầu các nhà thầu ngay trong tháng 10 này phải triển khai các giải pháp quyết liệt, loại các nhà thầu phụ yếu kém ra khỏi công trường. Đối với 2 gói thầu của nhà thầu Keangnam đang rất chậm trễ, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải đã yêu cầu cắt bớt 50% khối lượng của gói A4 và 80% của gói A5 để chuyển giao cho các nhà thầu khác thi công.
Các nhà thầu khác trong dự án cũng phải rà soát lại toàn bộ khối lượng để có kế hoạch tăng cường thiết bị, máy móc, nhân lực hợp lý, tập trung thi công, bù lại tiến độ đã mất, bảo đảm ngày 31/12/2013 là thời hạn cuối cùng để thông tuyến, khai thác toàn bộ công trình./.
(TTXVN)