Ngày 10/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo “Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Đông- châu Phi,” do Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công Thương tổ chức, với sự tham dự của các chuyên gia kinh tế và gần 100 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.
Hội thảo đã giới thiệu về tiềm năng thị trường Trung Đông và châu Phi; quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Trung Đông và châu Phi; một số nét đặc trưng về địa lý, văn hóa, tập quán tiêu dùng, tập quán kinh doanh ở Trung Đông, châu Phi; một số điểm doanh nghiệp cần lưu ý khi kinh doanh tại hai thị trường này.
Phát biểu tại hội thảo, ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á của Bộ Công Thương cho biết, trong những năm qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Trung Đông, châu Phi phát triển tốt đẹp, trong đó Việt Nam luôn ở thế xuất siêu.
Đối với thị trường Trung Đông, kim ngạch hai chiều năm 2009 đạt 2,16 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 1,13 tỷ USD và nhập khẩu 1,03 tỷ USD.
Đối với thị trường châu Phi, kim ngạch hai chiều theo năm tăng trưởng nhanh; năm 2009, Việt Nam xuất khẩu vào châu Phi đạt 1,56 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2008, và nhập khẩu từ châu Phi 508 triệu USD.
Hàng hóa Việt Nam xuất sang thị trường Trung Đông, châu Phi trước đây chủ yếu là các mặt hàng nông sản ( gạo, chè, càphê, hạt, hạt điều) và hải sản, đến nay đã mở rộng sang nhiều nhóm hàng khác, như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, phụ liệu dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ... Việt Nam nhập khẩu từ Trung Đông, châu Phi các sản phẩm chất dẻo nguyên liệu, dầu mỏ, phân bón, hóa chất, khí LPG, sắt thép.
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp xuất khẩu vào thị trường Trung Đông, châu Phi, như tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, giúp doanh nghiệp Việt Nam quảng bá sản phẩm đến khách hàng và doanh nghiệp tại thị trường bản địa; tham gia các hội chợ, triển lãm; tổ chức các hội thảo hoặc tiếp xúc khách hàng trực tuyến giữa hai bên.
Việt Nam cũng sẽ tổ chức các đoàn giao thương sang khảo sát thị trường, tiếp xúc với các hiệp hội, ngành hàng, các hệ thống nhập khẩu tại thị trường sở tại thuộc chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; hỗ trợ doanh nghiệp mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại một số thị trường khu vực để đưa hàng Việt Nam xâm nhập có hiệu quả.
Hội thảo cũng đã lưu ý đến một số điểm khi doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường Trung Đông, châu Phi, như phải hiểu biết những rào cản thương mại; những khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán trong giao tiếp và mua bán với khách hàng và người dân bản xứ./.
Hội thảo đã giới thiệu về tiềm năng thị trường Trung Đông và châu Phi; quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Trung Đông và châu Phi; một số nét đặc trưng về địa lý, văn hóa, tập quán tiêu dùng, tập quán kinh doanh ở Trung Đông, châu Phi; một số điểm doanh nghiệp cần lưu ý khi kinh doanh tại hai thị trường này.
Phát biểu tại hội thảo, ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á của Bộ Công Thương cho biết, trong những năm qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Trung Đông, châu Phi phát triển tốt đẹp, trong đó Việt Nam luôn ở thế xuất siêu.
Đối với thị trường Trung Đông, kim ngạch hai chiều năm 2009 đạt 2,16 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 1,13 tỷ USD và nhập khẩu 1,03 tỷ USD.
Đối với thị trường châu Phi, kim ngạch hai chiều theo năm tăng trưởng nhanh; năm 2009, Việt Nam xuất khẩu vào châu Phi đạt 1,56 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2008, và nhập khẩu từ châu Phi 508 triệu USD.
Hàng hóa Việt Nam xuất sang thị trường Trung Đông, châu Phi trước đây chủ yếu là các mặt hàng nông sản ( gạo, chè, càphê, hạt, hạt điều) và hải sản, đến nay đã mở rộng sang nhiều nhóm hàng khác, như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, phụ liệu dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ... Việt Nam nhập khẩu từ Trung Đông, châu Phi các sản phẩm chất dẻo nguyên liệu, dầu mỏ, phân bón, hóa chất, khí LPG, sắt thép.
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp xuất khẩu vào thị trường Trung Đông, châu Phi, như tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, giúp doanh nghiệp Việt Nam quảng bá sản phẩm đến khách hàng và doanh nghiệp tại thị trường bản địa; tham gia các hội chợ, triển lãm; tổ chức các hội thảo hoặc tiếp xúc khách hàng trực tuyến giữa hai bên.
Việt Nam cũng sẽ tổ chức các đoàn giao thương sang khảo sát thị trường, tiếp xúc với các hiệp hội, ngành hàng, các hệ thống nhập khẩu tại thị trường sở tại thuộc chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; hỗ trợ doanh nghiệp mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại một số thị trường khu vực để đưa hàng Việt Nam xâm nhập có hiệu quả.
Hội thảo cũng đã lưu ý đến một số điểm khi doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường Trung Đông, châu Phi, như phải hiểu biết những rào cản thương mại; những khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán trong giao tiếp và mua bán với khách hàng và người dân bản xứ./.
Lê Bá Lư (TTXVN/Vietnam+)