Ngày 6/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2012 trực tuyến tại 3 điểm cầu: Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương phát biểu chỉ đạo hội nghị; cùng dự có đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương và đánh giá cao nỗ lực và những kết quả khá toàn diện của ngành tư pháp trong năm 2011. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh, góp phần quan trọng vào việc tạo lập cơ sở pháp lý thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội; Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII cơ bản được hoàn thành.
Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng, tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII và năm 2012; trực tiếp hoặc đôn đốc ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật. Phó Thủ tướng đánh giá công tác thẩm định văn bản, đề án đã được chú trọng triển khai theo tiến độ, đảm bảo đúng thông lệ quốc tế.
Qua thẩm định, Bộ, các Sở Tư pháp đã chủ động cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế. Phó Thủ tướng biểu dương công tác thi hành án dân sự đạt được kết quả cao nhất từ trước đến nay, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra; số việc còn phải thi hành chuyển kỳ sau giảm đáng kể.
Phó Thủ tướng ghi nhận năm 2011, hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp của Bộ Tư pháp tiếp tục có bước phát triển, góp phần vào việc hội nhập mạnh mẽ trong khu vực và thế giới. Công tác quản lý nhà nước về hành chính tư pháp tiếp tục được đổi mới, tăng cường, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường; công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo được triển khai tốt, thể hiện tính ưu việt của Nhà nước; công tác xây dựng ngành tiếp tục được đẩy mạnh, kiện toàn, đáp ứng tình hình mới...
Cơ bản nhất trí với các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của ngành tư pháp trong năm 2012, Phó Thủ tướng cho rằng nhiệm vụ quan trọng của ngành là công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Đây là một trong những giải pháp chỉ đạo, điều hành chủ yếu của Chính phủ trong năm 2012 để thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế-xã hội năm 2012.
Theo đó, Bộ Tư pháp cần chủ động tham mưu cho Chính phủ các giải pháp đổi mới, hoàn thiện hệ thống thể chế, pháp luật, trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để tạo cơ sở pháp lý vững chắc thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Ngành triển khai nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc và xây dựng các luật, pháp lệnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII và năm 2012 trên tinh thần đảm bảo số lượng, chất lượng và định hướng cơ bản hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; nghiên cứu, tham mưu giúp Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Hội đông Nhân dân, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh tổng kết thi hành và nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; mạnh dạn đề xuất những nội dung sửa đổi để thúc đẩy cải cách hành chính.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tư pháp cần tăng nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thẩm định và bảo đảm chất lượng thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật; khẩn trương triển khai bài bản, tạo bước đột phá trong kiểm tra, theo dõi việc thi hành pháp luật. Trong công tác thi hành án dân sự, Phó Thủ tướng đề nghị cần tiếp tục có những chuyển biến theo hướng bền vững; đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện Đề án giải quyết án tồn đọng; hoàn thành các thông tư, thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành trong lĩnh vực thi hành án dân sự để trong năm 2012 tiếp tục nâng cao kết quả thi hành án, giảm án tồn nhiều hơn nữa.
Phó Thủ tướng yêu cầu ngành hoàn thiện thể chế về hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp góp phần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân; tiếp tục xây dựng và triển khai các chiến lược và quy hoạch phát triển các mạng lưới dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của các vùng, miền; tập trung hoàn thiện thể chế về tổ chức bộ máy và cán bộ toàn ngành, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành, đặc biệt là những nhiệm vụ mới được phân công; thực hiện tốt khâu đột phá chiến lược là phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực tư pháp và pháp luật...
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho biết năm 2012, ngành tư pháp tăng cường chất lượng tham mưu cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ về những vấn đề lớn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành; khắc phục triệt để tính pháp lý thuần túy trong quá trình tham mưu, tư vấn các vấn đề liên quan, xem xét vấn đề gắn với thực tiễn cuộc sống.
Ngành tư pháp đã nghiên cứu, tham mưu, giúp Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh tổng kết thi hành và nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở nguyên tắc pháp quyền và "Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam," "Đảm bảo tính giai cấp," "Đảm bảo sự hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam"...
Toàn ngành triển khai nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc và xây dựng các luật, pháp lệnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII và năm 2012, gắn kết chặt chẽ việc xây dựng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 và các năm tiếp theo, cơ bản hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường vào năm 2015; phấn đấu hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng các dự án Luật mà ngành được giao chủ trì soạn thảo; nghiên cứu xây dựng Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (hợp nhất); đẩy nhanh tiến độ thẩm định và bảo đảm chất lượng thẩm định những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tái cấu trúc kinh tế, góp phần giảm chi phí tuân thủ, qua đó cải thiện chỉ số cạnh tranh quốc gia...
Cũng tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận sâu một số chuyên đề về tình hình thực hiện Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản liên quan; sơ kết 1 năm thi hành Nghị định số 17/2010/NĐ-CP của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.../.
Ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương phát biểu chỉ đạo hội nghị; cùng dự có đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương và đánh giá cao nỗ lực và những kết quả khá toàn diện của ngành tư pháp trong năm 2011. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh, góp phần quan trọng vào việc tạo lập cơ sở pháp lý thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội; Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII cơ bản được hoàn thành.
Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng, tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII và năm 2012; trực tiếp hoặc đôn đốc ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật. Phó Thủ tướng đánh giá công tác thẩm định văn bản, đề án đã được chú trọng triển khai theo tiến độ, đảm bảo đúng thông lệ quốc tế.
Qua thẩm định, Bộ, các Sở Tư pháp đã chủ động cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế. Phó Thủ tướng biểu dương công tác thi hành án dân sự đạt được kết quả cao nhất từ trước đến nay, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra; số việc còn phải thi hành chuyển kỳ sau giảm đáng kể.
Phó Thủ tướng ghi nhận năm 2011, hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp của Bộ Tư pháp tiếp tục có bước phát triển, góp phần vào việc hội nhập mạnh mẽ trong khu vực và thế giới. Công tác quản lý nhà nước về hành chính tư pháp tiếp tục được đổi mới, tăng cường, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường; công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo được triển khai tốt, thể hiện tính ưu việt của Nhà nước; công tác xây dựng ngành tiếp tục được đẩy mạnh, kiện toàn, đáp ứng tình hình mới...
Cơ bản nhất trí với các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của ngành tư pháp trong năm 2012, Phó Thủ tướng cho rằng nhiệm vụ quan trọng của ngành là công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Đây là một trong những giải pháp chỉ đạo, điều hành chủ yếu của Chính phủ trong năm 2012 để thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế-xã hội năm 2012.
Theo đó, Bộ Tư pháp cần chủ động tham mưu cho Chính phủ các giải pháp đổi mới, hoàn thiện hệ thống thể chế, pháp luật, trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để tạo cơ sở pháp lý vững chắc thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Ngành triển khai nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc và xây dựng các luật, pháp lệnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII và năm 2012 trên tinh thần đảm bảo số lượng, chất lượng và định hướng cơ bản hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; nghiên cứu, tham mưu giúp Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Hội đông Nhân dân, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh tổng kết thi hành và nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; mạnh dạn đề xuất những nội dung sửa đổi để thúc đẩy cải cách hành chính.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tư pháp cần tăng nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thẩm định và bảo đảm chất lượng thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật; khẩn trương triển khai bài bản, tạo bước đột phá trong kiểm tra, theo dõi việc thi hành pháp luật. Trong công tác thi hành án dân sự, Phó Thủ tướng đề nghị cần tiếp tục có những chuyển biến theo hướng bền vững; đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện Đề án giải quyết án tồn đọng; hoàn thành các thông tư, thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành trong lĩnh vực thi hành án dân sự để trong năm 2012 tiếp tục nâng cao kết quả thi hành án, giảm án tồn nhiều hơn nữa.
Phó Thủ tướng yêu cầu ngành hoàn thiện thể chế về hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp góp phần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân; tiếp tục xây dựng và triển khai các chiến lược và quy hoạch phát triển các mạng lưới dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của các vùng, miền; tập trung hoàn thiện thể chế về tổ chức bộ máy và cán bộ toàn ngành, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành, đặc biệt là những nhiệm vụ mới được phân công; thực hiện tốt khâu đột phá chiến lược là phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực tư pháp và pháp luật...
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho biết năm 2012, ngành tư pháp tăng cường chất lượng tham mưu cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ về những vấn đề lớn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành; khắc phục triệt để tính pháp lý thuần túy trong quá trình tham mưu, tư vấn các vấn đề liên quan, xem xét vấn đề gắn với thực tiễn cuộc sống.
Ngành tư pháp đã nghiên cứu, tham mưu, giúp Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh tổng kết thi hành và nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở nguyên tắc pháp quyền và "Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam," "Đảm bảo tính giai cấp," "Đảm bảo sự hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam"...
Toàn ngành triển khai nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc và xây dựng các luật, pháp lệnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII và năm 2012, gắn kết chặt chẽ việc xây dựng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 và các năm tiếp theo, cơ bản hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường vào năm 2015; phấn đấu hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng các dự án Luật mà ngành được giao chủ trì soạn thảo; nghiên cứu xây dựng Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (hợp nhất); đẩy nhanh tiến độ thẩm định và bảo đảm chất lượng thẩm định những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tái cấu trúc kinh tế, góp phần giảm chi phí tuân thủ, qua đó cải thiện chỉ số cạnh tranh quốc gia...
Cũng tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận sâu một số chuyên đề về tình hình thực hiện Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản liên quan; sơ kết 1 năm thi hành Nghị định số 17/2010/NĐ-CP của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.../.
Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)