Theo Ban Tuyên giáo Trung ương, năm 2013, công tác tuyên truyền biển, đảo tiếp tục đẩy mạnh nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí chiến lược của biển, đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế biển, đảo và bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, có hệ thống trong các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò, tiềm năng thế mạnh của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; các quan điểm, chủ trương của Đảng, các văn bản pháp luật về biển, đảo của Nhà nước, trong đó có Luật Biển Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua; những nội dung cơ bản của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và Bộ Quy tắc ứng xử mang tính pháp lý của các bên ở Biển Đông (COC) khi được thông qua.
Tuyên truyền, nhân rộng các nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh - xã hội, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống vùng biển, ven biển, gắn kết với đảm bảo giữ vững quốc phòng, an ninh và chủ quyền các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Tuyên truyền, giới thiệu, biểu dương những thành tựu phát triển kinh tế biển, đảo của các địa phương, các ngành và của cả nước; nêu cao vai trò và trách nhiệm của các thành phần kinh tế trong việc tham gia tích cực vào phát triển kinh tế biển; những thành tựu hợp tác quốc tế về biển.
Tuyên truyền, phổ biến chuyển giao những tiến bộ khoa học-công nghệ và những kinh nghiệm tốt để ứng dụng vào việc nuôi trồng, đánh bắt, khai thác nguồn lợi thủy, hải sản; phổ biến kiến thức về tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, về thông tin và dự báo thời tiết, về phòng chống thảm họa thiên tai, biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cũng như bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; phát triển khoa học-công nghệ biển. Tuyên truyền, nhân rộng mô hình “Tổ tàu, thuyền an toàn trên biển,” về xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vùng ven biển. Tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế về biển trong ngư dân, những người lao động trên biển.
Tuyên truyền về thực hiện các chính sách khuyến công, khuyến ngư, các chủ trương, chính sách khác của Chính phủ về phát triển kinh tế biển và ven biển. Tuyên truyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tình cảm của các tầng lớp nhân dân với cán bộ, chiến sỹ và nhân dân đang ngày đêm làm nhiệm vụ phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Đấu tranh với các hành động của nước ngoài xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng biển, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam; đấu tranh, phản bác các luận điệu sái trái của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị xuyên tạc quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin đối ngoại, làm cho bạn bè và dư luận quốc tế hiểu rõ lập trường chính nghĩa của Việt Nam; những cơ sở pháp lý, chứng cứ lịch sử và thực tiễn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa cũng như những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề Biển Đông, tạo sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè và dư luận quốc tế đối với Việt Nam.
Công tác tuyên truyền biển, đảo tiếp tục đổi mới về nội dung, hình thức, biện pháp, hướng tới đúng đối tượng; kết hợp tuyên truyền trong nước và tuyên truyền đối ngoại; coi trọng việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, thâm nhập thực tế cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền về biển, đảo./.
Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, có hệ thống trong các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò, tiềm năng thế mạnh của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; các quan điểm, chủ trương của Đảng, các văn bản pháp luật về biển, đảo của Nhà nước, trong đó có Luật Biển Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua; những nội dung cơ bản của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và Bộ Quy tắc ứng xử mang tính pháp lý của các bên ở Biển Đông (COC) khi được thông qua.
Tuyên truyền, nhân rộng các nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh - xã hội, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống vùng biển, ven biển, gắn kết với đảm bảo giữ vững quốc phòng, an ninh và chủ quyền các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Tuyên truyền, giới thiệu, biểu dương những thành tựu phát triển kinh tế biển, đảo của các địa phương, các ngành và của cả nước; nêu cao vai trò và trách nhiệm của các thành phần kinh tế trong việc tham gia tích cực vào phát triển kinh tế biển; những thành tựu hợp tác quốc tế về biển.
Tuyên truyền, phổ biến chuyển giao những tiến bộ khoa học-công nghệ và những kinh nghiệm tốt để ứng dụng vào việc nuôi trồng, đánh bắt, khai thác nguồn lợi thủy, hải sản; phổ biến kiến thức về tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, về thông tin và dự báo thời tiết, về phòng chống thảm họa thiên tai, biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cũng như bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; phát triển khoa học-công nghệ biển. Tuyên truyền, nhân rộng mô hình “Tổ tàu, thuyền an toàn trên biển,” về xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vùng ven biển. Tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế về biển trong ngư dân, những người lao động trên biển.
Tuyên truyền về thực hiện các chính sách khuyến công, khuyến ngư, các chủ trương, chính sách khác của Chính phủ về phát triển kinh tế biển và ven biển. Tuyên truyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tình cảm của các tầng lớp nhân dân với cán bộ, chiến sỹ và nhân dân đang ngày đêm làm nhiệm vụ phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Đấu tranh với các hành động của nước ngoài xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng biển, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam; đấu tranh, phản bác các luận điệu sái trái của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị xuyên tạc quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin đối ngoại, làm cho bạn bè và dư luận quốc tế hiểu rõ lập trường chính nghĩa của Việt Nam; những cơ sở pháp lý, chứng cứ lịch sử và thực tiễn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa cũng như những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề Biển Đông, tạo sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè và dư luận quốc tế đối với Việt Nam.
Công tác tuyên truyền biển, đảo tiếp tục đổi mới về nội dung, hình thức, biện pháp, hướng tới đúng đối tượng; kết hợp tuyên truyền trong nước và tuyên truyền đối ngoại; coi trọng việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, thâm nhập thực tế cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền về biển, đảo./.
Hoàng Nhật