Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng trưởng thành vững mạnh, được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng và công cuộc xây dựng đất nước. Trong ảnh: Tên lửa của Trung đoàn 261 (Quân chủng Phòng không-Không quân) khai hỏa trong một đợt diễn tập bắn đạn thật. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng trưởng thành vững mạnh, được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng và công cuộc xây dựng đất nước. Trong ảnh: Biên đội bay SU-30 MK Trung đoàn 935 (Sư đoàn 370) bay tuần tiễu trên biển. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng trưởng thành vững mạnh, được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng và công cuộc xây dựng đất nước. Trong ảnh: Việc thành lập lực lượng tàu ngầm thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước và Quân đội trong việc xây dựng một lực lượng hải quân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, trong đó lực lượng tàu ngầm đóng vai trò nòng cốt. (Ảnh: Tiên Minh/TTXVN)
Các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã nhiều lần bầu Việt Nam vào cơ chế lãnh đạo của nhiều cơ quan Liên hợp quốc, trong đó có Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Trong ảnh: Lực lượng quân y Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 1 của Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Nam Sudan. (Ảnh: TTXVN)
Lễ ký Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA và EVIPA) diễn ra chiều 30/6/2019 tại Hà Nội với sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ Đối tác và Hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU, phù hợp với định hướng phát triển vì sự thịnh vượng chung của 2 nền kinh tế, thể hiện sự ghi nhận và coi trọng của EU đối với vị thế, vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế với tư cách là một nền kinh tế năng động, sẵn sàng cải cách để hội nhập. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Nhiều sự kiện lớn tầm khu vực và quốc tế được tổ chức thành công tại Việt Nam, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Trong ảnh: Các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Hội nghị cấp cao APEC 2017 ở Đà Nẵng, tháng 11/2017. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Nhiều sự kiện lớn tầm khu vực và quốc tế được tổ chức thành công tại Việt Nam, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Trong ảnh: Màn pháo hoa trong đêm khai mạc SEA Games 22 tại Hà Nội. (Ảnh: Nhật Anh/TTXVN)
Dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp nhiều vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. (Ảnh: Quang Nhựt/TTXVN)
Du lịch Việt Nam đã và đang phát triển nhanh với lợi thế nhiều danh lam, thắng cảnh và sự đầu tư của nhiều tập đoàn, công ty, nhà đầu tư chiến lược trong nước cũng như quốc tế, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực theo tinh thần hội tụ “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050,” gắn với các đề án trọng điểm của du lịch Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong ảnh: Cầu Vàng ở khu du lịch Bà Nà (Đà Nẵng) - điểm du lịch thu hút đông du khách thời gian qua. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh, giải quyết việc làm, đóng góp ngày càng lớn vào GDP, động lực quan trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam theo đường lối đổi mới của Đảng. Trong ảnh: Nhà máy sản xuất ô tô VinFast (Tập đoàn Vingroup) có quy mô và hiện đại hàng đầu thế giới, được xây dựng đáp ứng xu thế công nghệ 4.0, có công suất thiết kế giai đoạn 1 là 250.000 xe/năm, giai đoạn 2 là 500.000 xe/năm, tốc độ sản xuất 38 xe/giờ. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Lực lượng sản xuất có nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất lượng. Chất lượng tăng trưởng có mặt được cải thiện, trình độ công nghệ sản xuất có bước được nâng lên. Trong ảnh: Với phương châm “điện đi trước một bước,” ngành Điện đã góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, phục hồi và tăng trưởng kinh tế, đảm bảo quốc phòng an ninh, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng với cơ sở vật chất-kỹ thuật, hạ tầng kinh tế-xã hội từng bước đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển. Trong ảnh: Cầu Nhật Tân - cây cầu dây văng dài nhất bắc qua sông Hồng, trở thành biểu tượng mới của Thủ đô Hà Nội với 5 nhịp tháp tượng trưng cho 5 cửa ô của Hà Nội. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng với cơ sở vật chất-kỹ thuật, hạ tầng kinh tế-xã hội từng bước đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển. Trong ảnh: Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
Học sinh Việt Nam liên tục tham dự nhiều kỳ thi mang tầm vóc quốc tế và đạt giải cao, mang vinh quang về cho Tổ quốc. Trong ảnh: Đoàn học sinh Việt Nam xuất sắc giành 2 Huy chương vàng, 4 Huy chương bạc tại Kỳ thi Olympic Toán quốc tế lần thứ 60 - IMO 2019, xếp thứ 7 trong số 110 quốc gia, vùng lãnh thổ dự thi. (Ảnh: TTXVN phát)
Ngành công nghiệp và xây dựng duy trì tốc độ tăng trưởng khá liên tục, tốc độ triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ được cải thiện. Sản phẩm công nghiệp phát triển ngày càng đa dạng và chất lượng, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm cung cầu của nền kinh tế, giữ vững thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; chú trọng đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao. Trong ảnh: Khai trường của Công ty Than Khánh Hòa (Thái Nguyên). (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Khu vực nông nghiệp phát triển khá ổn định; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn có sự chuyển biến quan trọng, từ lúc cả nước còn thiếu ăn nay đã trở thành nước xuất khẩu gạo với khối lượng lớn, đứng thứ hai thế giới, góp phần vào an ninh lương thực quốc tế. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Với Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thành phố lớn nhất miền Trung này sẽ có nhiều cơ chế đặc thù để phát triển, trở thành đô thị sinh thái và thông minh, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo... tạo động lực cho phát triển khu vực miền Trung-Tây Nguyên và cả nước. Trong ảnh: Cầu Thuận Phước dài 1.856m, rộng 18m, là cầu treo dây võng bắc qua 2 bờ sông Hàn đổ ra Vịnh Đà Nẵng, nối liền hai tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành và Hoàng Sa-Trường Sa, tạo thành hệ thống tuyến giao thông liên hoàn ven biển từ hầm Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà, qua cầu Mân Quang và nối liền với tuyến du lịch Sơn Trà-Hội An (Quảng Nam). (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Với Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thành phố Đà Nẵng sẽ có nhiều cơ chế đặc thù để phát triển, trở thành đô thị sinh thái và thông minh, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo... tạo động lực cho phát triển khu vực miền Trung-Tây Nguyên và cả nước. Trong ảnh: Cầu Rồng ở Đà Nẵng. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Nhập mô tả cho ảnh
Lĩnh vực vận chuyển hàng không dân dụng liên tục phát triển với sự ra đời của một số hãng hàng không mới, bên cạnh Vietnam Airlines. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)