Ngày 5/11, tại Hà Nội, Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương) phối hợp với Phòng Thương mại Israel tổ chức Hội thảo "Giao thương trực tuyến Việt Nam - Israel" tại hai đầu cầu Hà Nội và Aviv.
Hơn 40 doanh nghiệp hai nước trong các lĩnh vực, ngành nghề như dệt may, nông sản, thực phẩm, logistic, da giày, thủy hải sản, máy móc, thiết bị, hoá chất, bao bì, y tế...đã tham gia hội thảo.
Ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á cho biết đây là hội thảo giao thương trực tuyến đầu tiên giữa hai nước nhằm tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp gần với nhau hơn, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hai bên giới thiệu và tìm hiểu thêm về nhu cầu thị trường của nhau. Qua đó, mở rộng và thúc đẩy quan hệ hợp tác hơn nữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước, góp phần nâng cao kim ngạch trao đổi thương mại song phương.
Cũng tại đây, đại diện hai các cơ quan hai bên đã bày tỏ sự quan tâm đến các doanh nghiệp và đều mong muốn tạo điều kiện hỗ trợ và thúc đẩy trao đổi thương mại song phương qua mô hình hội thảo trực tuyến như lần này.
Doanh nghiệp hai nước cũng đã có cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu thêm về doanh nghiệp đối tác. Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt Nam đã hiểu thêm về các quy định nhập khẩu vào thị trường Israel qua phần hỏi đáp của doanh nghiệp với chuyên gia tại Hội thảo.
Theo thống kê, trong mấy năm trở lại đây, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam-Israel tăng trưởng nhanh chóng. Năm 2011, kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 375,4 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 171,8 triệu USD và nhập khẩu đạt 203,6 triệu USD.
Sang năm 2012, tính đến hết tháng 9, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 320,8 triệu USD, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2011; trong đó Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này đat 217,7 triệu USD (tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái) và nhập khẩu từ Israel đạt 103,1 triệu USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Israel gồm thủy sản, hạt điều, cà phê, giày dép, hàng dệt may, gạo, hạt tiêu...
Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Israel các mặt hàng như phân bón các loại và thuốc trừ sâu, máy móc thiết bị công nghệ cao, hoá chất và dược phẩm...
Ông Hùng cho rằng ngoài việc trao đổi thương mại, Israel và Việt Nam có thể hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp bảo quản thực phẩm, công nghệ nông nghiệp, viễn thông, điện tử y tế, xử lý nước thải và chất thải rắn, công nghiệp chế tác kim cương.
Vì vậy, với những thế mạnh sẵn có của hai nước, Việt Nam và Israel sẽ tiếp tục thắt chặt và đẩy mạnh quan hệ hợp tác toàn diện cũng như sâu rộng hơn trong thời gian tới, nhất là thông qua mô hình hội thảo trực tuyến đạt hiệu quả cao về thời gian và kinh tế.
Ông Hùng hy vọng sau buổi hội thảo hôm nay, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục giữ liên lạc và cụ thể hoá những nhu cầu hợp tác thành những hợp đồng mua bán thiết thực.
Thời gian tới, việc tổ chức hội thảo giao thương trực tuyến giữa các doanh nghiệp hai bên với chủ đề tương tự sẽ diễn ra thường xuyên hơn, tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động trao đổi thương mại song phương phát triển hơn nữa./.
Hơn 40 doanh nghiệp hai nước trong các lĩnh vực, ngành nghề như dệt may, nông sản, thực phẩm, logistic, da giày, thủy hải sản, máy móc, thiết bị, hoá chất, bao bì, y tế...đã tham gia hội thảo.
Ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á cho biết đây là hội thảo giao thương trực tuyến đầu tiên giữa hai nước nhằm tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp gần với nhau hơn, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hai bên giới thiệu và tìm hiểu thêm về nhu cầu thị trường của nhau. Qua đó, mở rộng và thúc đẩy quan hệ hợp tác hơn nữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước, góp phần nâng cao kim ngạch trao đổi thương mại song phương.
Cũng tại đây, đại diện hai các cơ quan hai bên đã bày tỏ sự quan tâm đến các doanh nghiệp và đều mong muốn tạo điều kiện hỗ trợ và thúc đẩy trao đổi thương mại song phương qua mô hình hội thảo trực tuyến như lần này.
Doanh nghiệp hai nước cũng đã có cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu thêm về doanh nghiệp đối tác. Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt Nam đã hiểu thêm về các quy định nhập khẩu vào thị trường Israel qua phần hỏi đáp của doanh nghiệp với chuyên gia tại Hội thảo.
Theo thống kê, trong mấy năm trở lại đây, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam-Israel tăng trưởng nhanh chóng. Năm 2011, kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 375,4 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 171,8 triệu USD và nhập khẩu đạt 203,6 triệu USD.
Sang năm 2012, tính đến hết tháng 9, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 320,8 triệu USD, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2011; trong đó Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này đat 217,7 triệu USD (tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái) và nhập khẩu từ Israel đạt 103,1 triệu USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Israel gồm thủy sản, hạt điều, cà phê, giày dép, hàng dệt may, gạo, hạt tiêu...
Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Israel các mặt hàng như phân bón các loại và thuốc trừ sâu, máy móc thiết bị công nghệ cao, hoá chất và dược phẩm...
Ông Hùng cho rằng ngoài việc trao đổi thương mại, Israel và Việt Nam có thể hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp bảo quản thực phẩm, công nghệ nông nghiệp, viễn thông, điện tử y tế, xử lý nước thải và chất thải rắn, công nghiệp chế tác kim cương.
Vì vậy, với những thế mạnh sẵn có của hai nước, Việt Nam và Israel sẽ tiếp tục thắt chặt và đẩy mạnh quan hệ hợp tác toàn diện cũng như sâu rộng hơn trong thời gian tới, nhất là thông qua mô hình hội thảo trực tuyến đạt hiệu quả cao về thời gian và kinh tế.
Ông Hùng hy vọng sau buổi hội thảo hôm nay, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục giữ liên lạc và cụ thể hoá những nhu cầu hợp tác thành những hợp đồng mua bán thiết thực.
Thời gian tới, việc tổ chức hội thảo giao thương trực tuyến giữa các doanh nghiệp hai bên với chủ đề tương tự sẽ diễn ra thường xuyên hơn, tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động trao đổi thương mại song phương phát triển hơn nữa./.
Uyên Hương (TTXVN)