Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ngăn khủng hoảng lương thực

Một chuyên gia cho biết trước tình hình thế giới đang bước vào một cuộc khủng hoảng nông nghiệp, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp cần phải tăng gấp hai lần.
Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ngăn khủng hoảng lương thực ảnh 1Trẻ em Pakistan nhận thức ăn từ thiện bên ngoài một cửa hàng ăn ở Karachi ngày 15/10. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Một chuyên gia nông nghiệp hàng đầu của New Zealand cho biết, trước tình hình thế giới đang bước vào một cuộc khủng hoảng nông nghiệp với tình trạng thiếu lương thực, giá lương thực và số lượng người di cư ngày càng tăng tăng, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp cần phải tăng gấp hai lần.

Theo ông Tony Bywater, Giáo sư về nông nghiệp tại Đại học Lincoln, ba nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng nông nghiệp này là nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, nguồn nước ngày càng hạn chế và biến đổi khí hậu.

Thêm vào đó, ông nhận định số người di cư ngày càng tăng đã đẩy giá lương thực lên cao, kéo theo hậu quả không tránh khỏi là nạn đói và tình trạng bất ổn toàn cầu.

Dân số thế giới dự kiến ​​ đạt 11 tỷ USD vào năm 2100, dẫn đến nhu cầu về thực phẩm, như thịt, tăng cao, trong khi các vấn đề như biến đổi khí hậu sẽ gây cản trở cho việc cung cấp lương thực, khi mà cứ nhiệt độ toàn cầu cứ giảm 1% sẽ dẫn đến khả năng làm sản lượng lương thực giảm 10%.

"Người nông dân sẽ phải đối mặt với quỹ đất ít hơn, sự thiếu bóng của nhiên liệu hóa thạch, phân bón hiếm và đắt đỏ, hạn hán gia tăng và biến đổi khí hậu lớn hơn, trong khi vẫn phải tăng gấp đôi sản lượng lương thực” - ông Bywater cho biết.

Ngoài việc tìm cách giảm lãng phí lương thực và thay đổi chế độ ăn uống, các nhà nghiên cứu cần "tái tạo thực phẩm" thông qua các cách như công nghệ nông - sinh học và công nghệ khai thác, cho phép thực phẩm trồng trong không gian đô thị, cũng như dành nhiều tài nguyên vào phát triển hệ thống sinh thái nông nghiệp mang tính hiệu quả cao.

"Tại các nước phương Tây, chỉ có 1,8% trên tổng chi phí nghiên cứu và phát triển được đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, đồng thời viện trợ đặc biệt dành cho sản xuất lương thực cũng giảm đáng kể trong những năm qua” - ông Bywater cho biết.

Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của “nghiên cứu về thực phẩm như một hình thức chi tiêu quốc phòng,” khi đầu tư vào vũ khí quân sự của những nước này đang nhiều gấp gần 400 lần đầu tư vào nghiên cứu nông nghiệp.

Mặc dù New Zealand sẽ tránh được những tác động xấu nhất của cuộc khủng hoảng nhưng quốc gia này vẫn sẽ bị ảnh hưởng bởi giá lương thực tăng cao và áp lực từ những người di cư./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục