Sáng nay (12/7), tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội nghị toàn thể Ủy ban sông Mekong năm 2013 nhằm đánh giá quá trình hoạt động của Việt Nam trong nỗ lực tăng cường hợp tác về quản lý và phát triển bền vững nguồn nước.
Tham dự hội nghị có đại diện một số bộ, ngành trung ương; các tỉnh, thành phố thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên thuộc lưu vực sông Mekong.
Theo Ủy ban sông Mekong, hợp tác Mekong-Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2013 đã có nhiều yếu tố thuận lợi để củng cố và phát triển. Đây cũng là giai đoạn mà cả thế giới đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để kỷ niệm hai thập kỷ "Ngày Nước Thế giới" đồng thời mở màn "Năm hợp tác quốc tế vì nước."
Tại Việt Nam và khu vực, nhiều sự kiện quốc tế quan trọng có chủ đề về nước đã được tổ chức như: Hội thảo các nước Á-Âu về quản lý nước và lưu vực sông - cách tiếp cận tăng trưởng xanh; lễ kỷ niệm ngày nước thế giới; cuộc họp nhóm công tác hạ nguồn sông Mekong - Mỹ lần thứ 4; Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai về nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại Thái Lan…
[Tìm cơ hội phát triển bền vững tiểu vùng Mekong]
“Trong các sự kiện này, lãnh đạo cấp cao các nước đã cam kết và thể hiện quyết tâm cao trong việc tăng cường hợp tác về quản lý và phát triển bền vững nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước xuyên biên giới,” đại diện Ủy ban sông Mekong nhấn mạnh.
Tuy vậy, Ủy ban sông Mekong cũng thẳng thắn thừa nhận bên cạnh những thuận lợi, thì tình hình hợp tác Mekong cũng đang đối mặt với những thách thức lớn, đặc biệt là sự gia tăng nhanh chóng của việc sử dụng nước trong lưu vực đã và đang tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực lên môi trường cần được giải quyết triệt để.
Từ mối quan ngại trên, ông Lê Đức Trung, Chánh văn phòng thường trực Ủy ban sông Mekong Việt Nam cho biết, thời gian tới Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác với các quốc gia ở khu vực thượng lưu, đặc biệt là trong việc thúc đẩy triển khai nghiên cứu của Ủy hội về quản lý và phát triển bền vững sông Mekong; tiếp tục tăng cường hợp tác với các đối tác chiến lược và đối tác đối thoại; tích cực tham gia với sáng kiến hợp tác quốc tế, khu vực như Mekong – Nhật Bản, Mekong – Mỹ, GMS, ASEM...
Song song với đó, Ủy ban sông Mekong Việt Nam cũng tăng cường trao đổi thông tin, số liệu và kết quả của các chương trình hợp tác của Ủy hội với các chiến lược, kế hoạch quốc gia; hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương thành viên lồng ghép các kết quả của Ủy hội, phối hợp với Ủy hội trong các hoạt động liên quan đến hợp tác Mekong; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Hiệp định Mekong 1995; tăng cường sự tham gia và phối hợp của các bộ, ngành, địa phương thành viên trong hoạt động hợp tác phát triển bền vững sông Mekong./.
Tham dự hội nghị có đại diện một số bộ, ngành trung ương; các tỉnh, thành phố thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên thuộc lưu vực sông Mekong.
Theo Ủy ban sông Mekong, hợp tác Mekong-Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2013 đã có nhiều yếu tố thuận lợi để củng cố và phát triển. Đây cũng là giai đoạn mà cả thế giới đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để kỷ niệm hai thập kỷ "Ngày Nước Thế giới" đồng thời mở màn "Năm hợp tác quốc tế vì nước."
Tại Việt Nam và khu vực, nhiều sự kiện quốc tế quan trọng có chủ đề về nước đã được tổ chức như: Hội thảo các nước Á-Âu về quản lý nước và lưu vực sông - cách tiếp cận tăng trưởng xanh; lễ kỷ niệm ngày nước thế giới; cuộc họp nhóm công tác hạ nguồn sông Mekong - Mỹ lần thứ 4; Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai về nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại Thái Lan…
[Tìm cơ hội phát triển bền vững tiểu vùng Mekong]
“Trong các sự kiện này, lãnh đạo cấp cao các nước đã cam kết và thể hiện quyết tâm cao trong việc tăng cường hợp tác về quản lý và phát triển bền vững nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước xuyên biên giới,” đại diện Ủy ban sông Mekong nhấn mạnh.
Tuy vậy, Ủy ban sông Mekong cũng thẳng thắn thừa nhận bên cạnh những thuận lợi, thì tình hình hợp tác Mekong cũng đang đối mặt với những thách thức lớn, đặc biệt là sự gia tăng nhanh chóng của việc sử dụng nước trong lưu vực đã và đang tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực lên môi trường cần được giải quyết triệt để.
Từ mối quan ngại trên, ông Lê Đức Trung, Chánh văn phòng thường trực Ủy ban sông Mekong Việt Nam cho biết, thời gian tới Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác với các quốc gia ở khu vực thượng lưu, đặc biệt là trong việc thúc đẩy triển khai nghiên cứu của Ủy hội về quản lý và phát triển bền vững sông Mekong; tiếp tục tăng cường hợp tác với các đối tác chiến lược và đối tác đối thoại; tích cực tham gia với sáng kiến hợp tác quốc tế, khu vực như Mekong – Nhật Bản, Mekong – Mỹ, GMS, ASEM...
Song song với đó, Ủy ban sông Mekong Việt Nam cũng tăng cường trao đổi thông tin, số liệu và kết quả của các chương trình hợp tác của Ủy hội với các chiến lược, kế hoạch quốc gia; hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương thành viên lồng ghép các kết quả của Ủy hội, phối hợp với Ủy hội trong các hoạt động liên quan đến hợp tác Mekong; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Hiệp định Mekong 1995; tăng cường sự tham gia và phối hợp của các bộ, ngành, địa phương thành viên trong hoạt động hợp tác phát triển bền vững sông Mekong./.
Hùng Võ (Vietnam+)