Trước những thông tin Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị trình Chính phủ về đề án thành lập Công ty mua bán nợ xấu, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với vàng… đang được dư luận quan tâm nhiều. Bên lề Quốc hội, Tiến sĩ Cao Sỹ Kiêm đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh những vấn đề này.
Giải quyết nợ xấu càng sớm càng tốt
- Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, trước ngày 25/11 cơ quan này sẽ trình Chính phủ Đề án thành lập Công ty mua bán nợ xấu. Ông bình luận gì về vấn đề này?
Ông Cao Sỹ Kiêm: Đây là biện pháp tích cực, kịp thời bởi muốn hay không muốn thì vấn đề xử lý nợ xấu đã bức bách lắm rồi. Nếu chậm ngày nào thì cả ngân hàng và doanh nghiệp thêm khó khăn ngày ấy. Vì mình nói nhiều rồi nhưng chưa làm, nên quyết tâm của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Quý 4 này phải đưa ra phương án giải quyết và Đề án thành lập công ty mua bán nợ xấu là đúng.
Vấn đề nợ xấu làm ách tắc vay vốn, giải được vấn đề này là giải quyết cho cả nền kinh tế, khơi thông cho doanh nghiệp và ngân hàng. Theo tôi, tất cả các Bộ, ngành cùng phải quan tâm đến vấn đề này thì mới giải quyết nhanh được.
- Thế còn thông tin công bố danh tính mấy ngân hàng trong diện sáp nhập?
Ông Cao Sỹ Kiêm: Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra thông tin trong năm 2013 sẽ giải quyết dứt điểm các ngân hàng yếu kém. Vấn đề này nằm trong kế hoạch triển khai của Ngân hàng Nhà nước và theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng.
Cần có hướng dẫn cụ thể về thuế đối với vàng
- Ngân hàng Nhà nước cũng vừa cho biết, có thể sẽ cân nhắc đến thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng vì đây là mặt hàng Nhà nước không khuyến khích người dân cất giữ,quan điểm của ông về vấn đề này?
Ông Cao Sỹ Kiêm: Trong quản lý thị trường vàng có rất nhiều nội dung, như vấn đề xuất nhập khẩu, đơn vị kinh doanh, tiêu chuẩn, tiêu chí dự trữ vàng miếng. Việc đánh thuế vàng cũng là một trong những nội dung.
Tuy nhiên, phải có hướng dẫn cụ thể để đảm bảo sự công minh, công bằng, giải quyết được mục tiêu chính sách, để người dân không bị ảnh hưởng nhiều.
Với những người dân bị thiệt hại do nghi là vàng giả, theo tôi cần phải kiểm tra và xử lý cụ thể, ví dụ do khuyết điểm tại ngân hàng trong quản lý thì phải xử lý ngân hàng, nếu khuyết điểm từ người chế tác thì phải xử lý người chế tác, còn do sự thiếu cảnh giác của người dân như không đòi hỏi các loại giấy tờ thì phần lỗi cũng thuộc về người dân.
Mua tại ngân hàng là phải có biên lai, phải có cam kết về chất lượng, nếu anh mua đơn giản không đòi hỏi gây hậu quả thì phải chấp nhận vậy thôi.
Tăng trưởng tín dụng 2013 khả quan
- Tín dụng tăng rất chậm, tính đến ngày 19/10 chỉ tăng 2,77%? Vậy theo ông mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2013 ước đạt 8-10% có đạt được không?
Ông Cao Sỹ Kiêm: Tín dụng tăng như thế không bất ngờ bởi tình hình chưa giải quyết được nợ xấu và hàng tồn kho thì rõ ràng tín dụng tăng chỉ như thế thôi.
Trong 8 tháng đầu năm 2012, tín dụng tăng trưởng rất thấp vì chúng ta quá thắt chặt tín dụng và nợ xấu tăng quá nhanh. Theo tính toán, tăng trưởng tín dụng cả năm nay cao lắm cũng chỉ đạt 7-8%.
Tuy nhiên, tôi cho rằng, năm 2013, trên cơ sở cơ cấu hệ thống ngân hàng, hoạch định lại doanh nghiệp; nợ xấu sẽ được “dọn dẹp” dần dần; tình trạng doanh nghiệp vi phạm tiêu chuẩn cho vay cũng ít hơn; các doanh nghiệp sau khi sắp xếp lại sẽ khỏe hơn, có khả năng hấp thụ vốn tốt hơn… chính vì vậy tín dụng sẽ tăng trưởng tốt hơn năm nay, khoảng 8-10%.
- Xin cảm ơn ông!
Giải quyết nợ xấu càng sớm càng tốt
- Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, trước ngày 25/11 cơ quan này sẽ trình Chính phủ Đề án thành lập Công ty mua bán nợ xấu. Ông bình luận gì về vấn đề này?
Ông Cao Sỹ Kiêm: Đây là biện pháp tích cực, kịp thời bởi muốn hay không muốn thì vấn đề xử lý nợ xấu đã bức bách lắm rồi. Nếu chậm ngày nào thì cả ngân hàng và doanh nghiệp thêm khó khăn ngày ấy. Vì mình nói nhiều rồi nhưng chưa làm, nên quyết tâm của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Quý 4 này phải đưa ra phương án giải quyết và Đề án thành lập công ty mua bán nợ xấu là đúng.
Vấn đề nợ xấu làm ách tắc vay vốn, giải được vấn đề này là giải quyết cho cả nền kinh tế, khơi thông cho doanh nghiệp và ngân hàng. Theo tôi, tất cả các Bộ, ngành cùng phải quan tâm đến vấn đề này thì mới giải quyết nhanh được.
- Thế còn thông tin công bố danh tính mấy ngân hàng trong diện sáp nhập?
Ông Cao Sỹ Kiêm: Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra thông tin trong năm 2013 sẽ giải quyết dứt điểm các ngân hàng yếu kém. Vấn đề này nằm trong kế hoạch triển khai của Ngân hàng Nhà nước và theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng.
Cần có hướng dẫn cụ thể về thuế đối với vàng
- Ngân hàng Nhà nước cũng vừa cho biết, có thể sẽ cân nhắc đến thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng vì đây là mặt hàng Nhà nước không khuyến khích người dân cất giữ,quan điểm của ông về vấn đề này?
Ông Cao Sỹ Kiêm: Trong quản lý thị trường vàng có rất nhiều nội dung, như vấn đề xuất nhập khẩu, đơn vị kinh doanh, tiêu chuẩn, tiêu chí dự trữ vàng miếng. Việc đánh thuế vàng cũng là một trong những nội dung.
Tuy nhiên, phải có hướng dẫn cụ thể để đảm bảo sự công minh, công bằng, giải quyết được mục tiêu chính sách, để người dân không bị ảnh hưởng nhiều.
Với những người dân bị thiệt hại do nghi là vàng giả, theo tôi cần phải kiểm tra và xử lý cụ thể, ví dụ do khuyết điểm tại ngân hàng trong quản lý thì phải xử lý ngân hàng, nếu khuyết điểm từ người chế tác thì phải xử lý người chế tác, còn do sự thiếu cảnh giác của người dân như không đòi hỏi các loại giấy tờ thì phần lỗi cũng thuộc về người dân.
Mua tại ngân hàng là phải có biên lai, phải có cam kết về chất lượng, nếu anh mua đơn giản không đòi hỏi gây hậu quả thì phải chấp nhận vậy thôi.
Tăng trưởng tín dụng 2013 khả quan
- Tín dụng tăng rất chậm, tính đến ngày 19/10 chỉ tăng 2,77%? Vậy theo ông mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2013 ước đạt 8-10% có đạt được không?
Ông Cao Sỹ Kiêm: Tín dụng tăng như thế không bất ngờ bởi tình hình chưa giải quyết được nợ xấu và hàng tồn kho thì rõ ràng tín dụng tăng chỉ như thế thôi.
Trong 8 tháng đầu năm 2012, tín dụng tăng trưởng rất thấp vì chúng ta quá thắt chặt tín dụng và nợ xấu tăng quá nhanh. Theo tính toán, tăng trưởng tín dụng cả năm nay cao lắm cũng chỉ đạt 7-8%.
Tuy nhiên, tôi cho rằng, năm 2013, trên cơ sở cơ cấu hệ thống ngân hàng, hoạch định lại doanh nghiệp; nợ xấu sẽ được “dọn dẹp” dần dần; tình trạng doanh nghiệp vi phạm tiêu chuẩn cho vay cũng ít hơn; các doanh nghiệp sau khi sắp xếp lại sẽ khỏe hơn, có khả năng hấp thụ vốn tốt hơn… chính vì vậy tín dụng sẽ tăng trưởng tốt hơn năm nay, khoảng 8-10%.
- Xin cảm ơn ông!
Minh Thúy (Vietnam+)