Trong khuôn khổ Triễn lãm-Hội chợ thành tựu 10 năm xây dựng, phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, ngày 28/4, tại Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Bộ kế hoạch và Đầu tư và Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ tổ chức hội thảo chủ đề “Cơ giới hóa nông nghiệp phục vụ sản xuất lúa gạo hàng hóa.”
Hội nghị nhận định rằng cơ giới hóa nông nghiệp có vai trò góp phần giải phóng lực lượng lao động, tăng nguồn cung cho công nghiệp; đồng thời, làm tăng đáng kể năng suất lao động công nghiệp, cải thiện chất lượng sản phẩm, làm tăng chất lượng nông phẩm hàng hóa.
Hiện vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 11.424 máy gặt, trong đó có 6.609 máy gặt đập liên hợp và 4.815 máy gặt rải hàng. Mức độ cơ giới hóa trong các khâu làm đất, tưới, thu hoạch, sấy lúa, tuốt lúa, xay xát… cả nước tăng mạnh so với trước đây, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Quá trình cơ giới hóa trong sản xuất đã đưa năng suất lúa từ 4,3 tấn/ha (2001), tăng lên 6,3 tấn/ha (2011), cùng thời gian đó, sản lượng từ 16 triệu tấn tăng lên 21,6 triệu tấn. Hàng năm, Đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu trên 6 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch trên 3 tỷ USD, chiếm khoảng 90% kim ngạch xuất khẩu gạo cả nước.
Tuy nhiên, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam còn thấp, chưa đồng bộ và phát triển chưa toàn diện. Mức độ cơ giới hóa các khâu gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch… rất thấp, trong đó lao động thủ công vẫn là chủ yếu. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất lúa hàng hóa hiện nay, việc cơ giới hóa mạnh mẽ, nhanh chóng, đồng bộ hơn nữa để tăng năng suất, bảo đảm chất lượng nông phẩm, giảm tối đa tổn thất sau thu hoạch là việc làm cấp bách.
Các đại biểu dự Hội nghị kiến nghị Nhà nước cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các chính sách thúc đẩy ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa; mở rộng cánh đồng mẫu lớn; huy động doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo đầu tư xây dựng thêm hệ thống sấy lúa, kho chứa để thu mua, tồn trữ lúa, nhất là trong giai đoạn thu hoạch rộ nhằm góp phần khắc phục tình trạng được mùa mất giá.
Các cơ quan hữu quan cần khắc phục bất cập về việc hỗ trợ nông dân mua máy nhưng vốn khó đến tay bà con; quan tâm đào tạo thêm cán bộ kỹ thuật, công nhân cơ khí nông nghiệp; có chính sách hỗ trợ cho cơ khí nông nghiệp, nhất là công nghiệp chế tạo máy nông nghiệp nhằm góp phần tăng mạnh số lượng máy nông nghiệp trên đồng ruộng...
Về phía các tỉnh, cần hoàn chỉnh hệ thống thủy nông kết hợp giao thông để bảo đảm tưới tiêu cho cây trồng; đồng thời tạo điều kiện cho máy nông nghiệp di chuyển đến vùng sâu, xa thuận lợi; san phẳng mặt ruộng tốt, từng bước tăng kích thước lô, thửa đất để máy (làm đất, phun thuốc, thu hoạch…) hoạt động hiệu quả trên đồng ruộng, giảm chi phí bơm tưới.
Các địa phương cần mở nhiều lớp tập huấn về bảo trì, sử dụng máy gặt đập liên hợp nhằm bảo đảm năng suất và giảm tỉ lệ thất thóat trong thu hoạch; các trung tâm dạy nghề cấp huyện, các trường dạy nghề cấp tỉnh nên mở các lớp dạy sửa chữa, thực hiện an toàn lao động trong quá trình sử dụng máy nông nghiệp nhằm góp phần nâng cao năng lực cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nói chung và cây lúa nói riêng./.
Hội nghị nhận định rằng cơ giới hóa nông nghiệp có vai trò góp phần giải phóng lực lượng lao động, tăng nguồn cung cho công nghiệp; đồng thời, làm tăng đáng kể năng suất lao động công nghiệp, cải thiện chất lượng sản phẩm, làm tăng chất lượng nông phẩm hàng hóa.
Hiện vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 11.424 máy gặt, trong đó có 6.609 máy gặt đập liên hợp và 4.815 máy gặt rải hàng. Mức độ cơ giới hóa trong các khâu làm đất, tưới, thu hoạch, sấy lúa, tuốt lúa, xay xát… cả nước tăng mạnh so với trước đây, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Quá trình cơ giới hóa trong sản xuất đã đưa năng suất lúa từ 4,3 tấn/ha (2001), tăng lên 6,3 tấn/ha (2011), cùng thời gian đó, sản lượng từ 16 triệu tấn tăng lên 21,6 triệu tấn. Hàng năm, Đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu trên 6 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch trên 3 tỷ USD, chiếm khoảng 90% kim ngạch xuất khẩu gạo cả nước.
Tuy nhiên, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam còn thấp, chưa đồng bộ và phát triển chưa toàn diện. Mức độ cơ giới hóa các khâu gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch… rất thấp, trong đó lao động thủ công vẫn là chủ yếu. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất lúa hàng hóa hiện nay, việc cơ giới hóa mạnh mẽ, nhanh chóng, đồng bộ hơn nữa để tăng năng suất, bảo đảm chất lượng nông phẩm, giảm tối đa tổn thất sau thu hoạch là việc làm cấp bách.
Các đại biểu dự Hội nghị kiến nghị Nhà nước cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các chính sách thúc đẩy ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa; mở rộng cánh đồng mẫu lớn; huy động doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo đầu tư xây dựng thêm hệ thống sấy lúa, kho chứa để thu mua, tồn trữ lúa, nhất là trong giai đoạn thu hoạch rộ nhằm góp phần khắc phục tình trạng được mùa mất giá.
Các cơ quan hữu quan cần khắc phục bất cập về việc hỗ trợ nông dân mua máy nhưng vốn khó đến tay bà con; quan tâm đào tạo thêm cán bộ kỹ thuật, công nhân cơ khí nông nghiệp; có chính sách hỗ trợ cho cơ khí nông nghiệp, nhất là công nghiệp chế tạo máy nông nghiệp nhằm góp phần tăng mạnh số lượng máy nông nghiệp trên đồng ruộng...
Về phía các tỉnh, cần hoàn chỉnh hệ thống thủy nông kết hợp giao thông để bảo đảm tưới tiêu cho cây trồng; đồng thời tạo điều kiện cho máy nông nghiệp di chuyển đến vùng sâu, xa thuận lợi; san phẳng mặt ruộng tốt, từng bước tăng kích thước lô, thửa đất để máy (làm đất, phun thuốc, thu hoạch…) hoạt động hiệu quả trên đồng ruộng, giảm chi phí bơm tưới.
Các địa phương cần mở nhiều lớp tập huấn về bảo trì, sử dụng máy gặt đập liên hợp nhằm bảo đảm năng suất và giảm tỉ lệ thất thóat trong thu hoạch; các trung tâm dạy nghề cấp huyện, các trường dạy nghề cấp tỉnh nên mở các lớp dạy sửa chữa, thực hiện an toàn lao động trong quá trình sử dụng máy nông nghiệp nhằm góp phần nâng cao năng lực cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nói chung và cây lúa nói riêng./.
Thế Đạt (TTXVN)