Trong những ngày đầu năm, rất nhiều người thích đi lễ ở đền, chùa, lăng, phủ để cúng bái và xin một quẻ thẻ (còn gọi là xin xăm).
Tục cũ...
Theo phong tục cũ, người xin thẻ dâng lễ rồi chọn lấy một quẻ thẻ bằng tre viết chữ Hán, trên quẻ thẻ thường ghi một câu văn ngắn gọn, mang tính ẩn dụ cao. Căn cứ câu văn ấy, người xin thẻ luận ra "vận hạn" của mình trong năm đó.
Tại một số đình, chùa thì sau khi lễ xong, các sư thầy sẽ cho bạn bốc một thẻ hoàn toàn miễn phí. Các quẻ thẻ phần lớn là nói những điều tốt, chỉ nhắc nhở một vài điều nên cẩn thận trong năm sau, như “Cẩn thận tiền bạc, phòng tránh tai nạn”… Người đọc thẻ xong sẽ thêm tinh thần lạc quan vui vẻ trong những ngày đầu năm mới, biết được những gì nên làm, nên tránh. Thường các quẻ đưa đến những hy vọng đẹp rất vui.
Lệ mới...
Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, cùng với sự gia tăng của các lễ hội, các lệ mới ăn theo tục cũ cũng gia tăng theo chiều hướng bị biến tướng nhằm thu lợi cho một số cá nhân.
Đầu năm, đến các đền, đình, thậm chí ở một vài chùa, các quẻ thẻ được bày công khai. Cũng có kiểu bói quẻ còn giữ lại một chút nếp cũ, nghĩa là xin xăm từ một ống tre, rồi nhặt thẻ có ghi số. Sau đó cầm cái số đó ra chỗ có giải thẻ (thường là in sẵn trên giấy).
Kiểu đơn giản hơn là có những mẹt, mâm để sẵn ở một góc, người xin xăm tự đặt tiền, rồi rút lấy một tờ xăm... và tự nghiên cứu.
Thông thường, không có "giá" cho thẻ, thế mới thành tâm. Người muốn xin xăm tự đặt tiền vào, nhưng nếu đặt 2000 đồng, 5000 đồng, y như rằng có người nhắc khéo. Thông thường, cứ phải 10.000 đồng/thẻ.
Đánh đố câu chữ, mập mờ xấu tốt
Bà Loan (Đội Cấn, Hà Nội) nói: “May ra thì rút được cái quẻ thẻ có vẻ hay ho nếu không lại bỗng chuốc buồn vào người. Thẻ phán toàn những câu vô nghĩa hoặc là nói nước đôi, cho mọi người thích hiểu thế nào thì hiểu. Đọc xong nhiều người không hiểu gì, phải mang nhờ người "nhiều chữ hơn" dịch giúp.”
Bà Loan chia sẻ về thẻ mình rút được: “Bàn về Gia trạch: Bếp phòng không ổn có hay không/ Tật bệnh thường sinh cũng lạ lùng/ Chuyển hướng mau mau tìm hướng khác/ Kẻo mà gia sự đến không hay. Các nhà ở thành phố dễ gì đổi hướng bếp, không biết đúng đến đâu mà phá đi xây lại. Lúc xây nhà đi xem thầy đã phán hướng rồi mới xây bệ bếp đấy chứ.
"Về Hôn nhân thẻ lại ghi: ‘Quả ma ba độ vẫn còn ba/ Tiếng phượng khoan khoan vọng ở xa/ Cành lá thu đề vài chữ đỏ/ Một nhà vui vẻ tiếng cầm ca.’, Không biết đường nào mà lần”-bà Loan nói
Anh Trần Học (Hoàn Kiếm, Hà Nội) kể đầu đuôi: “Đúng làm sao được khi bà hàng xóm nhà tôi chỉ là người làm nghề buôn thúng bán mẹt lại bắt phải thẻ số 33: “Gươm báu tuốt ra” đem về nhờ tôi luận. Trong đó, “Tự thân: Gươm rồng vừa liếc nhọn và sắc/ Tài trí ngang trời ai dám đương/ Một sớm gặp thời giang tay đúng/ Anh hùng mạnh giỏi khác người thường”
Anh Học đọc thẻ: "Về 'Hôn nhân' lại càng khó hiểu: Phối hợp xưa nay không cẩu thả/ Có duyên nghìn dặm cũng còn gần/ Như nay kíp định ngành sum họp/ Chớ để tỳ bà ôm sang thuyền.” Nghe đâu ông thầy ở đền đó đã luận nôm ra rằng: “Gặp duyên thì khó cần khéo giữ kẻo bạn đời bỏ theo người khác!”. Và phần “Thất vật” xem ra khá chia rẽ: “Xảy khi mất của đừng lo tiếc/ Cứ ở trong nhà khám xét liền/ Tây Bắc phương dầu không quyết định/ Có người trước mặt nói căn nguyên.”
Anh Học than: "Khoản 'Bệnh tật' càng chẳng hiểu 'mô tê': Lông da còn yếu xương còn rắn/ Mê mẩn ngày ngày chưa thấy thuyền/ Nếu cứ để long chung với hiếu/ Lo chi bệnh nhỏ chẳng bình yên. Đến “Tổng đoán” chẳng ăn nhập gì với các mục ở trên. Quẻ thẻ trở nên chung chung đến lạ. Thế thì cần chi vòng vo đầy băn khoăn bạn “vợ theo trai, chồng theo gái” lo lắng mất của, mất lại nghi ngờ người trong nhà..."-anh Học khua tay, lắc đầu kết thúc đọc và bình quẻ thẻ."
Mất tiền mua lấy nỗi lo
Thử theo chân những người rút quẻ, phóng viên Vietnam+ xin rút một thẻ ở đền Trần (Nam Định), sau khi bị nhắc, "đặt vào đĩa 10.000," chọn mãi cũng được một tờ giấy gấp đôi tương đối trắng trong mớ giấy đa số đã ngả màu vàng ố do để lâu. Thẻ 31, cực xấu. Về đến phủ Dày. lại thử rút một quẻ thẻ khác (không có số) quẻ thẻ chung chung, khó hiểu, vận hết cả tư duy vẫn chẳng hiểu phán gì. Tại một đền khác, lại được quẻ Thượng xăm!
Một khách đi lễ nói, năm nào tôi cũng xin xăm, dưới các khổ thơ bao giờ cũng có câu Tổng đoán, nhưng năm nào cũng như năm nào, nói là đẻ con trai, nhà cửa tốt, chưa có chồng thì gặp người trong mộng... Tôi gần 70 tuổi rồi, còn mộng mơ với sinh nở gì nữa...
Cô giáo Vũ Thị Bình-trường THPT Trần Phú-Hoàn Kiếm (Hà Nội phân tích: “Chẳng có cơ sở nào để tin vào các quẻ thẻ đó ghi lời sấm báo trước điềm lành hay dữ ứng nghiệm trong năm. Đúng làm sao được, khi mà số thẻ thì có hạn, nhiều người rút ngẫu nhiên. Nếu coi cho vui thì được nhưng trông chờ vào thẻ “bắt thăm” thì thật...ngây thơ.”
Mong rằng, Ban Quản lý các di tích, đền chùa cần có cách tổ chức việc rút thẻ mang nét đẹp, bớt tính thương mại vừa lòng khách du xuân và tránh tình trạng biến tướng hình thức xóc, bốc quẻ thẻ, “dịch thẻ ẩu” theo kiểu mê tín dị đoan dường như đang rất…phát triển./.
Tục cũ...
Theo phong tục cũ, người xin thẻ dâng lễ rồi chọn lấy một quẻ thẻ bằng tre viết chữ Hán, trên quẻ thẻ thường ghi một câu văn ngắn gọn, mang tính ẩn dụ cao. Căn cứ câu văn ấy, người xin thẻ luận ra "vận hạn" của mình trong năm đó.
Tại một số đình, chùa thì sau khi lễ xong, các sư thầy sẽ cho bạn bốc một thẻ hoàn toàn miễn phí. Các quẻ thẻ phần lớn là nói những điều tốt, chỉ nhắc nhở một vài điều nên cẩn thận trong năm sau, như “Cẩn thận tiền bạc, phòng tránh tai nạn”… Người đọc thẻ xong sẽ thêm tinh thần lạc quan vui vẻ trong những ngày đầu năm mới, biết được những gì nên làm, nên tránh. Thường các quẻ đưa đến những hy vọng đẹp rất vui.
Lệ mới...
Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, cùng với sự gia tăng của các lễ hội, các lệ mới ăn theo tục cũ cũng gia tăng theo chiều hướng bị biến tướng nhằm thu lợi cho một số cá nhân.
Đầu năm, đến các đền, đình, thậm chí ở một vài chùa, các quẻ thẻ được bày công khai. Cũng có kiểu bói quẻ còn giữ lại một chút nếp cũ, nghĩa là xin xăm từ một ống tre, rồi nhặt thẻ có ghi số. Sau đó cầm cái số đó ra chỗ có giải thẻ (thường là in sẵn trên giấy).
Kiểu đơn giản hơn là có những mẹt, mâm để sẵn ở một góc, người xin xăm tự đặt tiền, rồi rút lấy một tờ xăm... và tự nghiên cứu.
Thông thường, không có "giá" cho thẻ, thế mới thành tâm. Người muốn xin xăm tự đặt tiền vào, nhưng nếu đặt 2000 đồng, 5000 đồng, y như rằng có người nhắc khéo. Thông thường, cứ phải 10.000 đồng/thẻ.
Đánh đố câu chữ, mập mờ xấu tốt
Bà Loan (Đội Cấn, Hà Nội) nói: “May ra thì rút được cái quẻ thẻ có vẻ hay ho nếu không lại bỗng chuốc buồn vào người. Thẻ phán toàn những câu vô nghĩa hoặc là nói nước đôi, cho mọi người thích hiểu thế nào thì hiểu. Đọc xong nhiều người không hiểu gì, phải mang nhờ người "nhiều chữ hơn" dịch giúp.”
Bà Loan chia sẻ về thẻ mình rút được: “Bàn về Gia trạch: Bếp phòng không ổn có hay không/ Tật bệnh thường sinh cũng lạ lùng/ Chuyển hướng mau mau tìm hướng khác/ Kẻo mà gia sự đến không hay. Các nhà ở thành phố dễ gì đổi hướng bếp, không biết đúng đến đâu mà phá đi xây lại. Lúc xây nhà đi xem thầy đã phán hướng rồi mới xây bệ bếp đấy chứ.
"Về Hôn nhân thẻ lại ghi: ‘Quả ma ba độ vẫn còn ba/ Tiếng phượng khoan khoan vọng ở xa/ Cành lá thu đề vài chữ đỏ/ Một nhà vui vẻ tiếng cầm ca.’, Không biết đường nào mà lần”-bà Loan nói
Anh Trần Học (Hoàn Kiếm, Hà Nội) kể đầu đuôi: “Đúng làm sao được khi bà hàng xóm nhà tôi chỉ là người làm nghề buôn thúng bán mẹt lại bắt phải thẻ số 33: “Gươm báu tuốt ra” đem về nhờ tôi luận. Trong đó, “Tự thân: Gươm rồng vừa liếc nhọn và sắc/ Tài trí ngang trời ai dám đương/ Một sớm gặp thời giang tay đúng/ Anh hùng mạnh giỏi khác người thường”
Anh Học đọc thẻ: "Về 'Hôn nhân' lại càng khó hiểu: Phối hợp xưa nay không cẩu thả/ Có duyên nghìn dặm cũng còn gần/ Như nay kíp định ngành sum họp/ Chớ để tỳ bà ôm sang thuyền.” Nghe đâu ông thầy ở đền đó đã luận nôm ra rằng: “Gặp duyên thì khó cần khéo giữ kẻo bạn đời bỏ theo người khác!”. Và phần “Thất vật” xem ra khá chia rẽ: “Xảy khi mất của đừng lo tiếc/ Cứ ở trong nhà khám xét liền/ Tây Bắc phương dầu không quyết định/ Có người trước mặt nói căn nguyên.”
Anh Học than: "Khoản 'Bệnh tật' càng chẳng hiểu 'mô tê': Lông da còn yếu xương còn rắn/ Mê mẩn ngày ngày chưa thấy thuyền/ Nếu cứ để long chung với hiếu/ Lo chi bệnh nhỏ chẳng bình yên. Đến “Tổng đoán” chẳng ăn nhập gì với các mục ở trên. Quẻ thẻ trở nên chung chung đến lạ. Thế thì cần chi vòng vo đầy băn khoăn bạn “vợ theo trai, chồng theo gái” lo lắng mất của, mất lại nghi ngờ người trong nhà..."-anh Học khua tay, lắc đầu kết thúc đọc và bình quẻ thẻ."
Mất tiền mua lấy nỗi lo
Thử theo chân những người rút quẻ, phóng viên Vietnam+ xin rút một thẻ ở đền Trần (Nam Định), sau khi bị nhắc, "đặt vào đĩa 10.000," chọn mãi cũng được một tờ giấy gấp đôi tương đối trắng trong mớ giấy đa số đã ngả màu vàng ố do để lâu. Thẻ 31, cực xấu. Về đến phủ Dày. lại thử rút một quẻ thẻ khác (không có số) quẻ thẻ chung chung, khó hiểu, vận hết cả tư duy vẫn chẳng hiểu phán gì. Tại một đền khác, lại được quẻ Thượng xăm!
Một khách đi lễ nói, năm nào tôi cũng xin xăm, dưới các khổ thơ bao giờ cũng có câu Tổng đoán, nhưng năm nào cũng như năm nào, nói là đẻ con trai, nhà cửa tốt, chưa có chồng thì gặp người trong mộng... Tôi gần 70 tuổi rồi, còn mộng mơ với sinh nở gì nữa...
Cô giáo Vũ Thị Bình-trường THPT Trần Phú-Hoàn Kiếm (Hà Nội phân tích: “Chẳng có cơ sở nào để tin vào các quẻ thẻ đó ghi lời sấm báo trước điềm lành hay dữ ứng nghiệm trong năm. Đúng làm sao được, khi mà số thẻ thì có hạn, nhiều người rút ngẫu nhiên. Nếu coi cho vui thì được nhưng trông chờ vào thẻ “bắt thăm” thì thật...ngây thơ.”
Mong rằng, Ban Quản lý các di tích, đền chùa cần có cách tổ chức việc rút thẻ mang nét đẹp, bớt tính thương mại vừa lòng khách du xuân và tránh tình trạng biến tướng hình thức xóc, bốc quẻ thẻ, “dịch thẻ ẩu” theo kiểu mê tín dị đoan dường như đang rất…phát triển./.
Nguyễn Anh (Vietnam+)