Trong giai đoạn 2006-2010, các ứng dụng khoa học công nghệ đã có những đóng góp quan trọng giúp ngành nông nghiệp phát triển và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Nhiều kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp với tốc độ cao.
Ông Triệu Văn Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, từ 2006-2010, đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn tăng trung bình khoảng 11%/năm; tổng kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học là 2.416 tỷ đồng.
Thông qua việc triển khai các ứng dụng khoa học về chuyển dịch cơ cấu sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp... đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm, đạt mức tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp khá cao.
Từ 2006-2009, ngành thủy sản đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 8,96%/năm. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản, năm 2008 đã đạt 4,51 tỷ USD. Tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt mức bình quân 2,3%/năm. Đặc biệt, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt mức bình quân gần 20%/năm...
Sau khi gia nhập WTO, ngành nông nghiệp đã có nhiều thành công trên phương diện xuất khẩu nông lâm thủy sản. Nhiều ứng dụng khoa học đã giúp sản phẩm hàng hóa nông nghiệp tăng năng suất, sản lượng, chất lượng và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp đã tăng với tốc độ 24%/năm và tổng kim ngạch 16.475 triệu USD (2008), vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho năm 2010 trên 52%. Thị trường xuất khẩu được mở rộng, nhiều mặt hàng có thị phần lớn và chiếm vị thế cao trên thế giới như hạt điều, hạt tiêu đứng thứ nhất; lúa gạo, càphê đứng thứ hai; cao su đứng thứ tư, chè đứng thứ năm và thủy sản đứng thứ bảy.
Ông Triệu Văn Hùng cũng cho biết thêm, định hướng ưu tiên trong thời gian tới là tiếp tục ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chọn tạo và phát triển các giống cây trồng và vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt; phát triển và ứng dụng các công nghệ vào sản xuất theo hướng đồng bộ, khép kín và hiện đại hóa./.
Nhiều kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp với tốc độ cao.
Ông Triệu Văn Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, từ 2006-2010, đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn tăng trung bình khoảng 11%/năm; tổng kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học là 2.416 tỷ đồng.
Thông qua việc triển khai các ứng dụng khoa học về chuyển dịch cơ cấu sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp... đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm, đạt mức tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp khá cao.
Từ 2006-2009, ngành thủy sản đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 8,96%/năm. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản, năm 2008 đã đạt 4,51 tỷ USD. Tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt mức bình quân 2,3%/năm. Đặc biệt, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt mức bình quân gần 20%/năm...
Sau khi gia nhập WTO, ngành nông nghiệp đã có nhiều thành công trên phương diện xuất khẩu nông lâm thủy sản. Nhiều ứng dụng khoa học đã giúp sản phẩm hàng hóa nông nghiệp tăng năng suất, sản lượng, chất lượng và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp đã tăng với tốc độ 24%/năm và tổng kim ngạch 16.475 triệu USD (2008), vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho năm 2010 trên 52%. Thị trường xuất khẩu được mở rộng, nhiều mặt hàng có thị phần lớn và chiếm vị thế cao trên thế giới như hạt điều, hạt tiêu đứng thứ nhất; lúa gạo, càphê đứng thứ hai; cao su đứng thứ tư, chè đứng thứ năm và thủy sản đứng thứ bảy.
Ông Triệu Văn Hùng cũng cho biết thêm, định hướng ưu tiên trong thời gian tới là tiếp tục ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chọn tạo và phát triển các giống cây trồng và vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt; phát triển và ứng dụng các công nghệ vào sản xuất theo hướng đồng bộ, khép kín và hiện đại hóa./.
Thu Hiền (TTXVN/Vietnam+)