Để đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về công nghệ thông tin, nhiều tổ chức, cơ quan đã đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng, đổi mới hệ thống thiết bị hiện đại… Tuy nhiên, ông Trần Trọng Việt (quốc tịch Australia) chuyên viên cao cấp về tư vấn Công nghệ Quốc gia của Microsoft Việt Nam cho rằng việc đầu tư này chưa thực sự tận dụng hết khả năng của công nghệ.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trò chuyện với vị chuyên gia này.
- Thưa ông, để trở thành một quốc gia mạnh về công nghệ thông tin, Việt Nam cần có một hạ tầng hiện đại. Ông đánh giá thế nào về hạ tầng công nghệ của Việt Nam trong những năm qua?
Ông Trần Trọng Việt: Thời gian qua, Việt Nam đã đầu tư tương đối về hạ tầng CNTT. Song, phương thức thực hiện còn khá dàn trải với việc mỗi cơ quan cấp Bộ, tỉnh và ngay cả các Sở đều có nguồn kinh phí để mua sắm hạ tầng. Việc mua sắm thiếu đồng bộ khiến dẫn đến bảo mật truy cập, an ninh mạng, tiêu chuẩn quản lý, độ sẵn sàng, lưu trữ phục hồi cũng như độ đàn hồi của hệ thống... là không cao.
Ngoài ra, chúng ta chỉ có các Trung tâm dữ liệu đơn lẻ, các phòng máy tính chưa đúng tiêu chuẩn, hay các máy chủ tự phát, không thể chia sẻ và dự phòng trực tuyến cho nhau.
Bên cạnh đó, tập hợp của hạ tầng công nghệ thông tin chưa đồng bộ, chưa phối hợp với nhau trên cùng một hệ thống, nên các ứng dụng quản lý nghiệp vụ hay hành chính nhà nước được phát triển không theo kiến trúc chung.
[7 "chìa khóa" nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia]
Ngoài ra, vấn đề về an ninh mạng chưa được thực hiện theo đúng chính sách và tiêu chuẩn quốc gia. Việc quản lý và tích hợp các thiết bị cá nhân như điện thoại, máy tính bảng, máy tính cá nhân, máy tính bàn... vẫn tự phát và chưa đảm bảo tiêu chuẩn an toàn mạng. (Nhiều trường hợp, nhân viên mang máy tính cá nhân tới cắm trực tiếp vào hệ thống của cơ quan).
Một vấn đề khác cần đề cập là các hạ tầng công nghệ thông tin vẫn chủ yếu là chỉ cung cấp khả năng tính toán trên máy chủ, ít có các dịch vụ quản lý và bảo mật truy cập, gia tăng năng suất của người sử dụng như email cơ quan, lịch hẹn, truyền thông, họp qua mạng...
Về mặt doanh nghiệp, một số ngân hàng lớn đã xúc tiến đầu tư vào hạ tầng công nghệ thông tin rất tốt, nhưng nhận thức thật sự về sức mạnh của công nghệ điện toán đám mây và an ninh mạng vẫn còn là vấn đề cần thảo luận.
- Vậy theo ông, Việt Nam cần làm gì để đạt được mục tiêu trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin?
Ông Trần Trọng Việt: Đây là câu hỏi rất trọng tâm và đòi hỏi chính sách và biện pháp tích hợp và đồng bộ trong nhiều lĩnh vực. Một câu hỏi ngắn gọn nhưng cần rất nhiều thời gian thảo luận.
Tôi cho rằng, một nước mạnh về công nghệ thông tin nghĩa là phải sử dụng công nghệ hiệu quả trong điều hành, quản lý nhà nước và khu vực tư nhân mang đến cạnh tranh vượt trội.
Ví dụ như việc đầu tư hạ tầng, nhà nước có thể đầu tư một hạ tầng đám mây lớn, rồi từ đó các cơ quan, ban ngành khác có thể sử dụng chung trên đó. Tùy từng đơn vị, mức độ mà được cấp quyền truy cập đến đâu… để tránh dàn trải và thiếu hiệu quả.
Ngoài ra, quốc gia đó phải có một nền giáo dục và đào tạo chuyên gia công nghệ thông tin đẳng cấp quốc tế; có nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ thông tin thuần túy có thể áp dụng cho các ngành công nghiệp; có một nền công nghiệp phần mềm trong nước và gia công hùng mạnh; phát triển Internet bền vững đến mọi tầng lớp xã hội, phổ biến sử dụng thương mại điện tử trong kinh doanh.
Việt Nam cũng cần có một môi trường pháp lý, nguồn lực đầu tư và môi trường cạnh tranh lành mạnh cũng như chính sách thuế xuất và đầu tư ưu đãi, trợ giúp sự phát triển và tăng tốc trong các lĩnh vực này.
[Công nghệ thông tin: Mong được hết cảnh “vét nồi”]
- Microsoft Việt Nam đã và đang triển khai các giải pháp về hạ tầng công nghệ thông tin, đô thị thông minh... Vậy, mục tiêu của Microsoft trong việc hỗ trợ, thúc đẩy phát triển hạ tầng công nghệ thông tin Việt Nam như thế nào, thưa ông?
Ông Trần Trọng Việt: Chính phủ Việt Nam đặt trọng tâm vào các mảng chính bao gồm phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin; phát triển ngành công nghệ thông tin; phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông; áp dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp và xã hội; đẩy mạnh việc nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin.
Là một nhà tư vấn toàn cầu về công nghệ thông tin, Microsoft đã vạch ra một kế hoạch chiến lược phù hợp với kế hoạch phát triển công nghệ thông tin của Việt Nam đến năm 2020 dựa trên các lĩnh vực chính như: hạ tầng công nghệ thông tin- An ninh mạng; gia tăng năng suất, năng lực cạnh tranh cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ; phát triển nguồn nhân lực và phát triển giáo dục.
Hiện tại, Microsoft có nhiều giải pháp phần mềm, dịch vụ điện toán đám mây và thiết bị di động có thể mang đến sự hiệu quả cần thiết trong đầu tư về công nghệ thông tin. Những xu hướng công nghệ hiện đại, tiên tiến đang triển khai sẽ mang lại hiệu quả thực tiễn cho Việt Nam. Đặc biệt, Microsoft sẽ có những giải pháp để tận dụng hạ tầng sẵn có của Việt Nam và phát huy nó một cách có hiệu quả.
- Xin cảm ơn ông!
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trò chuyện với vị chuyên gia này.
- Thưa ông, để trở thành một quốc gia mạnh về công nghệ thông tin, Việt Nam cần có một hạ tầng hiện đại. Ông đánh giá thế nào về hạ tầng công nghệ của Việt Nam trong những năm qua?
Ông Trần Trọng Việt: Thời gian qua, Việt Nam đã đầu tư tương đối về hạ tầng CNTT. Song, phương thức thực hiện còn khá dàn trải với việc mỗi cơ quan cấp Bộ, tỉnh và ngay cả các Sở đều có nguồn kinh phí để mua sắm hạ tầng. Việc mua sắm thiếu đồng bộ khiến dẫn đến bảo mật truy cập, an ninh mạng, tiêu chuẩn quản lý, độ sẵn sàng, lưu trữ phục hồi cũng như độ đàn hồi của hệ thống... là không cao.
Ngoài ra, chúng ta chỉ có các Trung tâm dữ liệu đơn lẻ, các phòng máy tính chưa đúng tiêu chuẩn, hay các máy chủ tự phát, không thể chia sẻ và dự phòng trực tuyến cho nhau.
Bên cạnh đó, tập hợp của hạ tầng công nghệ thông tin chưa đồng bộ, chưa phối hợp với nhau trên cùng một hệ thống, nên các ứng dụng quản lý nghiệp vụ hay hành chính nhà nước được phát triển không theo kiến trúc chung.
[7 "chìa khóa" nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia]
Ngoài ra, vấn đề về an ninh mạng chưa được thực hiện theo đúng chính sách và tiêu chuẩn quốc gia. Việc quản lý và tích hợp các thiết bị cá nhân như điện thoại, máy tính bảng, máy tính cá nhân, máy tính bàn... vẫn tự phát và chưa đảm bảo tiêu chuẩn an toàn mạng. (Nhiều trường hợp, nhân viên mang máy tính cá nhân tới cắm trực tiếp vào hệ thống của cơ quan).
Một vấn đề khác cần đề cập là các hạ tầng công nghệ thông tin vẫn chủ yếu là chỉ cung cấp khả năng tính toán trên máy chủ, ít có các dịch vụ quản lý và bảo mật truy cập, gia tăng năng suất của người sử dụng như email cơ quan, lịch hẹn, truyền thông, họp qua mạng...
Về mặt doanh nghiệp, một số ngân hàng lớn đã xúc tiến đầu tư vào hạ tầng công nghệ thông tin rất tốt, nhưng nhận thức thật sự về sức mạnh của công nghệ điện toán đám mây và an ninh mạng vẫn còn là vấn đề cần thảo luận.
- Vậy theo ông, Việt Nam cần làm gì để đạt được mục tiêu trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin?
Ông Trần Trọng Việt: Đây là câu hỏi rất trọng tâm và đòi hỏi chính sách và biện pháp tích hợp và đồng bộ trong nhiều lĩnh vực. Một câu hỏi ngắn gọn nhưng cần rất nhiều thời gian thảo luận.
Tôi cho rằng, một nước mạnh về công nghệ thông tin nghĩa là phải sử dụng công nghệ hiệu quả trong điều hành, quản lý nhà nước và khu vực tư nhân mang đến cạnh tranh vượt trội.
Ví dụ như việc đầu tư hạ tầng, nhà nước có thể đầu tư một hạ tầng đám mây lớn, rồi từ đó các cơ quan, ban ngành khác có thể sử dụng chung trên đó. Tùy từng đơn vị, mức độ mà được cấp quyền truy cập đến đâu… để tránh dàn trải và thiếu hiệu quả.
Ngoài ra, quốc gia đó phải có một nền giáo dục và đào tạo chuyên gia công nghệ thông tin đẳng cấp quốc tế; có nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ thông tin thuần túy có thể áp dụng cho các ngành công nghiệp; có một nền công nghiệp phần mềm trong nước và gia công hùng mạnh; phát triển Internet bền vững đến mọi tầng lớp xã hội, phổ biến sử dụng thương mại điện tử trong kinh doanh.
Việt Nam cũng cần có một môi trường pháp lý, nguồn lực đầu tư và môi trường cạnh tranh lành mạnh cũng như chính sách thuế xuất và đầu tư ưu đãi, trợ giúp sự phát triển và tăng tốc trong các lĩnh vực này.
[Công nghệ thông tin: Mong được hết cảnh “vét nồi”]
- Microsoft Việt Nam đã và đang triển khai các giải pháp về hạ tầng công nghệ thông tin, đô thị thông minh... Vậy, mục tiêu của Microsoft trong việc hỗ trợ, thúc đẩy phát triển hạ tầng công nghệ thông tin Việt Nam như thế nào, thưa ông?
Ông Trần Trọng Việt: Chính phủ Việt Nam đặt trọng tâm vào các mảng chính bao gồm phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin; phát triển ngành công nghệ thông tin; phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông; áp dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp và xã hội; đẩy mạnh việc nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin.
Là một nhà tư vấn toàn cầu về công nghệ thông tin, Microsoft đã vạch ra một kế hoạch chiến lược phù hợp với kế hoạch phát triển công nghệ thông tin của Việt Nam đến năm 2020 dựa trên các lĩnh vực chính như: hạ tầng công nghệ thông tin- An ninh mạng; gia tăng năng suất, năng lực cạnh tranh cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ; phát triển nguồn nhân lực và phát triển giáo dục.
Hiện tại, Microsoft có nhiều giải pháp phần mềm, dịch vụ điện toán đám mây và thiết bị di động có thể mang đến sự hiệu quả cần thiết trong đầu tư về công nghệ thông tin. Những xu hướng công nghệ hiện đại, tiên tiến đang triển khai sẽ mang lại hiệu quả thực tiễn cho Việt Nam. Đặc biệt, Microsoft sẽ có những giải pháp để tận dụng hạ tầng sẵn có của Việt Nam và phát huy nó một cách có hiệu quả.
- Xin cảm ơn ông!
Trung Hiền (Vietnam+)