Nhằm đáp ứng việc sản lượng container qua cảng ngày một tăng, thực hiện chiến lược đầu tư cảng Đà Nẵng thành cảng container hiện đại tại khu vực miền Trung, ban quản lý cảng đã thông qua đề án đầu tư nâng cấp hệ thống quản lý và khai thác container.
Theo đó, đầu tư phân hệ PL-TOS IT tích hợp với phần mềm quản lý container CATOS (chương trình dành cho giao nhận chấm bay tại cầu tàu, giao nhận tại bãi, điều độ giám sát nâng hạ tại hiện trường, phương tiện nâng hạ tại bãi, chương trình tính cước thu ngay, thu sau, kiểm soát thanh toán và phát hành phiếu tính cước, hóa đơn VAT).
Phần cứng, thay vì dùng bộ đàm để báo về trung tâm nhập dữ liệu, công nhân lái cẩu và nhân viên giao nhận sẽ dùng thiết bị VMC (thiết bị lắp trên cẩu) và HHC (thiết bị cầm tay) để nhập dữ liệu trực tiếp vào hệ thống qua sóng wifi được phủ khắp cầu tàu kho bãi cảng. Đây là một bước tiến áp dụng công nghệ mới tại cảng nhằm tăng độ chính xác trong công tác quản lý, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục đáp ứng nhanh yêu cầu khách hàng.
Đề án có tổng mức đầu tư gần 3 tỷ đồng. Với hệ thống này, cảng có điều kiện quản lý tốt hơn hàng container xuất nhập và lưu kho bãi, đáp ứng yêu cầu nhanh gọn, tạo thuận lợi cho khách hàng và tàu vào xếp dỡ hàng hóa tại cảng.
Cảng Đà Nẵng đã đầu tư thêm 1 RTG mới với hệ thống điện lưới, chuyển đổi 1 RTG dùng Diezel sang hệ điện lưới, đang triển khai đấu thầu 2 cẩu chân đế chạy ray lắp đặt bến số 3, đầu tư thêm 1 xe nâng chụp (reach stacker) sức nâng 45 tấn, 7 đầu kéo container và rơ-mooc 40 feet đi kèm, trong đó có 2 đầu kéo chuyên dùng trong cảng với sức kéo lớn hơn 60 tấn, đầu tư hệ thống quản lý khai thác container, trạm biến áp.
Cảng cũng nâng cấp, mở rộng bến, bãi, tăng năng suất khai thác, xây dựng bến số 7 Tiên Sa, mở rộng 2 block làm hàng container có khả năng tiếp nhận thêm 1.200 TEUs, đầu tư xây dựng cảng Sơn Trà cho hướng chuyển đổi Cảng sông Hàn, đầu tư xây dựng Khu trung tâm Logistics với diện tích 20ha.
Từ đầu năm đến nay, sản lượng hàng hóa qua cảng Đà Nẵng tăng gần 20%, riêng hàng container tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Trước bối cảnh nền kinh tế đất nước đang giai đoạn phục hồi, các doanh nghiệp xuất-nhập khẩu đang khắc phục khó khăn, tập trung đẩy mạnh sản xuất, đưa giá trị hàng hóa xuất-nhập khẩu tăng trưởng. Một số mặt hàng xuất khẩu như: dệt may, giày da, hàng thủ công, nông sản, thủy sản, hàng nội địa tăng trưởng mạnh, góp phần tăng sản lượng hàng hóa vận tải container qua cảng Đà Nẵng.
Hiện nay, cảng Đà Nẵng có suất tàu container cập cảng khá cao (hàng tháng tại Cảng Tiên Sa có từ 45 đến 50 lượt tàu container cập Cảng). Bộ phận sales-Marketings của cảng Đà Nẵng có nhiều cố gắng trong việc khảo sát thị trường, quảng bá hình ảnh đổi mới của Cảng đến với khách hàng, hãng tàu.
Cảng đưa ra các chính sách marketing: Năng suất, giá cước hợp lý, an toàn hàng hóa, đa dạng dịch vụ, khuyến mãi… nhằm chia sẻ lợi ích với khách hàng, tư vấn, thu hút khách hàng, hãng tàu container về với cảng.
Bến container Tiên Sa với công nghệ hiện đại, đội ngũ công nhân chuyên nghiệp đã đưa đến năng suất cao và ổn định. Công tác quản trị doanh nghiệp hướng vào khách hàng… làm khách hàng, hãng tàu hài lòng và gắn bó với cảng. Cảng Đà Nẵng định hướng đầu tư phát triển theo hướng container, xem dịch vụ container là một trong những thị trường mục tiêu.
Trong kế hoạch trung hạn từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, tập trung phát triển cảng Đà Nẵng trở thành một trong những cảng biển hàng đầu của Việt Nam theo hướng phát triển hàng container và tàu khách du lịch. Với năng lực hiện có và khả năng đầu tư mới của cảng, năng lực bốc xếp, lưu kho, bãi của cảng hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Cảng phấn đấu đến năm 2015, sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 6 triệu tấn, container đạt 250.000 TEUs.
Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng vừa có văn bản đề nghị đưa dự án đầu tư, nâng cấp mở rộng cảng Tiên Sa giai đoạn 2 vào "danh sách ngắn" các dự án sử dụng vốn ODA của Nhật Bản trong năm tài khóa 2013. Theo đó, giai đoạn 1 của dự án nâng cấp, mở rộng cảng Tiên Sa do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản, cùng với dự án xây dựng hầm đường bộ qua đèo Hải Vân sau khi hoàn tất đưa vào hoạt động, đã được Chính phủ nước này đánh giá cao về tính hiệu quả.
Hiện nay, số lượng hàng hóa container và khách du lịch thông qua cảng Tiên Sa tăng trưởng liên tục khoảng 20% mỗi năm, dự kiến công suất sẽ đạt 170.000 TEU/năm vào năm 2013. Đặc biệt số tàu du lịch hạng trung và lớn cập cảng Tiên Sa ngày càng nhiều. Nhưng do chiều dài cầu cảng và diện tích kho bãi đã phát huy hết công suất, nên công tác tiếp nhận đang gặp nhiều khó khăn.
Do vậy, theo Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng, việc triển khai đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng cảng Tiên Sa giai đoạn II theo quy hoạch được duyệt để đảm bảo năng lực tiếp nhận hàng hóa và hành khách thông qua cảng tăng nhanh như hiện nay là hết sức cấp thiết. Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng cũng khẳng định việc đầu tư mở rộng cảng Tiên Sa giai đoạn 2 sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của Đà Nẵng và tuyến Hành lang kinh tế Đông- Tây (EWEC) do cảng Tiên Sa đóng vai trò là điểm cuối và là cửa ngõ chính ra biển Đông cho hàng hóa quá cảnh giữa các nước trên EWEC.
Trong chuyến công tác đến Đà Nẵng mới đây của phái đoàn JICA, Ủy ban Nhân dân thành phố đã đề xuất tiếp tục hỗ trợ đầu tư dự án nâng cấp mở rộng cảng Tiên Sa giai đoạn 2 từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản. Đại diện JICA đã bày tỏ sự quan tâm, ủng hộ đối với dự án này.
Tuy nhiên, hiện dự án mới chỉ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đăng ký vào "danh sách dài" các dự án sử dụng vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản giai đoạn 2011- 2013. Do vậy phía JICA đề nghị thành phố Đà Nẵng có kiến nghị để các bộ, ngành xem xét, đưa vào "danh sách ngắn" để có thể sớm nhận được nguồn vốn ODA của Nhật Bản./.
Theo đó, đầu tư phân hệ PL-TOS IT tích hợp với phần mềm quản lý container CATOS (chương trình dành cho giao nhận chấm bay tại cầu tàu, giao nhận tại bãi, điều độ giám sát nâng hạ tại hiện trường, phương tiện nâng hạ tại bãi, chương trình tính cước thu ngay, thu sau, kiểm soát thanh toán và phát hành phiếu tính cước, hóa đơn VAT).
Phần cứng, thay vì dùng bộ đàm để báo về trung tâm nhập dữ liệu, công nhân lái cẩu và nhân viên giao nhận sẽ dùng thiết bị VMC (thiết bị lắp trên cẩu) và HHC (thiết bị cầm tay) để nhập dữ liệu trực tiếp vào hệ thống qua sóng wifi được phủ khắp cầu tàu kho bãi cảng. Đây là một bước tiến áp dụng công nghệ mới tại cảng nhằm tăng độ chính xác trong công tác quản lý, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục đáp ứng nhanh yêu cầu khách hàng.
Đề án có tổng mức đầu tư gần 3 tỷ đồng. Với hệ thống này, cảng có điều kiện quản lý tốt hơn hàng container xuất nhập và lưu kho bãi, đáp ứng yêu cầu nhanh gọn, tạo thuận lợi cho khách hàng và tàu vào xếp dỡ hàng hóa tại cảng.
Cảng Đà Nẵng đã đầu tư thêm 1 RTG mới với hệ thống điện lưới, chuyển đổi 1 RTG dùng Diezel sang hệ điện lưới, đang triển khai đấu thầu 2 cẩu chân đế chạy ray lắp đặt bến số 3, đầu tư thêm 1 xe nâng chụp (reach stacker) sức nâng 45 tấn, 7 đầu kéo container và rơ-mooc 40 feet đi kèm, trong đó có 2 đầu kéo chuyên dùng trong cảng với sức kéo lớn hơn 60 tấn, đầu tư hệ thống quản lý khai thác container, trạm biến áp.
Cảng cũng nâng cấp, mở rộng bến, bãi, tăng năng suất khai thác, xây dựng bến số 7 Tiên Sa, mở rộng 2 block làm hàng container có khả năng tiếp nhận thêm 1.200 TEUs, đầu tư xây dựng cảng Sơn Trà cho hướng chuyển đổi Cảng sông Hàn, đầu tư xây dựng Khu trung tâm Logistics với diện tích 20ha.
Từ đầu năm đến nay, sản lượng hàng hóa qua cảng Đà Nẵng tăng gần 20%, riêng hàng container tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Trước bối cảnh nền kinh tế đất nước đang giai đoạn phục hồi, các doanh nghiệp xuất-nhập khẩu đang khắc phục khó khăn, tập trung đẩy mạnh sản xuất, đưa giá trị hàng hóa xuất-nhập khẩu tăng trưởng. Một số mặt hàng xuất khẩu như: dệt may, giày da, hàng thủ công, nông sản, thủy sản, hàng nội địa tăng trưởng mạnh, góp phần tăng sản lượng hàng hóa vận tải container qua cảng Đà Nẵng.
Hiện nay, cảng Đà Nẵng có suất tàu container cập cảng khá cao (hàng tháng tại Cảng Tiên Sa có từ 45 đến 50 lượt tàu container cập Cảng). Bộ phận sales-Marketings của cảng Đà Nẵng có nhiều cố gắng trong việc khảo sát thị trường, quảng bá hình ảnh đổi mới của Cảng đến với khách hàng, hãng tàu.
Cảng đưa ra các chính sách marketing: Năng suất, giá cước hợp lý, an toàn hàng hóa, đa dạng dịch vụ, khuyến mãi… nhằm chia sẻ lợi ích với khách hàng, tư vấn, thu hút khách hàng, hãng tàu container về với cảng.
Bến container Tiên Sa với công nghệ hiện đại, đội ngũ công nhân chuyên nghiệp đã đưa đến năng suất cao và ổn định. Công tác quản trị doanh nghiệp hướng vào khách hàng… làm khách hàng, hãng tàu hài lòng và gắn bó với cảng. Cảng Đà Nẵng định hướng đầu tư phát triển theo hướng container, xem dịch vụ container là một trong những thị trường mục tiêu.
Trong kế hoạch trung hạn từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, tập trung phát triển cảng Đà Nẵng trở thành một trong những cảng biển hàng đầu của Việt Nam theo hướng phát triển hàng container và tàu khách du lịch. Với năng lực hiện có và khả năng đầu tư mới của cảng, năng lực bốc xếp, lưu kho, bãi của cảng hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Cảng phấn đấu đến năm 2015, sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 6 triệu tấn, container đạt 250.000 TEUs.
Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng vừa có văn bản đề nghị đưa dự án đầu tư, nâng cấp mở rộng cảng Tiên Sa giai đoạn 2 vào "danh sách ngắn" các dự án sử dụng vốn ODA của Nhật Bản trong năm tài khóa 2013. Theo đó, giai đoạn 1 của dự án nâng cấp, mở rộng cảng Tiên Sa do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản, cùng với dự án xây dựng hầm đường bộ qua đèo Hải Vân sau khi hoàn tất đưa vào hoạt động, đã được Chính phủ nước này đánh giá cao về tính hiệu quả.
Hiện nay, số lượng hàng hóa container và khách du lịch thông qua cảng Tiên Sa tăng trưởng liên tục khoảng 20% mỗi năm, dự kiến công suất sẽ đạt 170.000 TEU/năm vào năm 2013. Đặc biệt số tàu du lịch hạng trung và lớn cập cảng Tiên Sa ngày càng nhiều. Nhưng do chiều dài cầu cảng và diện tích kho bãi đã phát huy hết công suất, nên công tác tiếp nhận đang gặp nhiều khó khăn.
Do vậy, theo Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng, việc triển khai đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng cảng Tiên Sa giai đoạn II theo quy hoạch được duyệt để đảm bảo năng lực tiếp nhận hàng hóa và hành khách thông qua cảng tăng nhanh như hiện nay là hết sức cấp thiết. Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng cũng khẳng định việc đầu tư mở rộng cảng Tiên Sa giai đoạn 2 sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của Đà Nẵng và tuyến Hành lang kinh tế Đông- Tây (EWEC) do cảng Tiên Sa đóng vai trò là điểm cuối và là cửa ngõ chính ra biển Đông cho hàng hóa quá cảnh giữa các nước trên EWEC.
Trong chuyến công tác đến Đà Nẵng mới đây của phái đoàn JICA, Ủy ban Nhân dân thành phố đã đề xuất tiếp tục hỗ trợ đầu tư dự án nâng cấp mở rộng cảng Tiên Sa giai đoạn 2 từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản. Đại diện JICA đã bày tỏ sự quan tâm, ủng hộ đối với dự án này.
Tuy nhiên, hiện dự án mới chỉ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đăng ký vào "danh sách dài" các dự án sử dụng vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản giai đoạn 2011- 2013. Do vậy phía JICA đề nghị thành phố Đà Nẵng có kiến nghị để các bộ, ngành xem xét, đưa vào "danh sách ngắn" để có thể sớm nhận được nguồn vốn ODA của Nhật Bản./.
Văn Sơn (TTXVN)