Theo Công ty tư vấn bất động sản CB Richard Ellis, đầu tư vào thị trường bất động sản châu Á đã tăng mạnh tới 59% trong năm 2010 lên 63 tỷ USD, nhờ nền kinh tế khu vực dẫn đầu tiến trình phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Ông Nick Axford, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của CB Richard Ellis, cho biết thị trường bất động sản châu Á đã tận hưởng đợt gia tăng đầu tư vào cuối năm và giá bất động sản đã phục hồi đáng kể.
Một số nước châu Á lo ngại dòng vốn nước ngoài ồ ạt chảy vào đang gây ra bong bóng bất động sản trong khu vực.
Số liệu mà CB Richard Ellis đưa ra cao hơn nhiều so với 39,2 tỷ USD của năm 2009, khi mà thời kỳ tồi tệ nhất kể từ thời kỳ Đại suy thoái đã làm giá bất động sản tuột dốc.
Thị trường bất động sản Hong Kong dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư với khoảng 15,2 tỷ USD, theo sau là Nhật Bản với 14,2 tỷ USD.
Giá bất động sản tại Hong Kong đã tăng 50% chỉ trong vòng 2 năm do lãi suất thấp, nền kinh tế phục hồi và dòng người từ Trung Quốc lục địa đổ sang mua nhà, nhất là nhà hạng sang.
Nỗi lo bong bóng bất động sản đã khiến chính quyền Hong Kong đưa ra hàng loạt các biện pháp hạ nhiệt thị trường như tăng quỹ đất, đánh thuế cao để ngăn chặn dòng tiền "nóng" đổ vào từ bên ngoài.
Các nền kinh tế châu Á đã vượt các nền kinh tế phương Tây về khả năng phục hồi sau đợt suy thoái kinh tế bắt đầu từ cuối năm 2008 khi các nhà đầu tư đầu tư nước ngoài sẵn tiền mặt và lãi suất thấp thúc đẩy nhu cầu đầu tư vào bất động sản châu Á.
Greg Penn, giám đốc mảng bất động sản đầu tư của CB Richard Ellis, dự báo đầu tư vào bất động châu Á sẽ tiếp tục gia tăng trong năm 2011 do các nhà đầu tư trong và ngoài khu vực khai thác nguồn vốn để đảm bảo hoặc gia tăng sự hiện diện tại châu Á.
Theo Báo cáo Thị trường Đầu tư châu Á nửa cuối năm 2010 của CB Richard Ellis, năm 2010 các nhà đầu tư đã đầu tư vào văn phòng và mặt bằng bán lẻ với số tiền lên tới 26,3 tỷ USD và 10,4 tỷ USD.
Các nhà đầu tư có tổ chức đã đầu tư 13 tỷ USD, tăng 74%, trong khi các quỹ tín thác bất động sản châu Á "đổ" 10,5 tỷ USD, tăng 195%. Đầu tư bất động sản qua biên giới cũng tăng mạnh, chiếm 11 tỷ USD, tăng 96%, nhưng vẫn kém xa mức đỉnh cao 27 tỷ USD của năm 2007./.
Ông Nick Axford, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của CB Richard Ellis, cho biết thị trường bất động sản châu Á đã tận hưởng đợt gia tăng đầu tư vào cuối năm và giá bất động sản đã phục hồi đáng kể.
Một số nước châu Á lo ngại dòng vốn nước ngoài ồ ạt chảy vào đang gây ra bong bóng bất động sản trong khu vực.
Số liệu mà CB Richard Ellis đưa ra cao hơn nhiều so với 39,2 tỷ USD của năm 2009, khi mà thời kỳ tồi tệ nhất kể từ thời kỳ Đại suy thoái đã làm giá bất động sản tuột dốc.
Thị trường bất động sản Hong Kong dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư với khoảng 15,2 tỷ USD, theo sau là Nhật Bản với 14,2 tỷ USD.
Giá bất động sản tại Hong Kong đã tăng 50% chỉ trong vòng 2 năm do lãi suất thấp, nền kinh tế phục hồi và dòng người từ Trung Quốc lục địa đổ sang mua nhà, nhất là nhà hạng sang.
Nỗi lo bong bóng bất động sản đã khiến chính quyền Hong Kong đưa ra hàng loạt các biện pháp hạ nhiệt thị trường như tăng quỹ đất, đánh thuế cao để ngăn chặn dòng tiền "nóng" đổ vào từ bên ngoài.
Các nền kinh tế châu Á đã vượt các nền kinh tế phương Tây về khả năng phục hồi sau đợt suy thoái kinh tế bắt đầu từ cuối năm 2008 khi các nhà đầu tư đầu tư nước ngoài sẵn tiền mặt và lãi suất thấp thúc đẩy nhu cầu đầu tư vào bất động sản châu Á.
Greg Penn, giám đốc mảng bất động sản đầu tư của CB Richard Ellis, dự báo đầu tư vào bất động châu Á sẽ tiếp tục gia tăng trong năm 2011 do các nhà đầu tư trong và ngoài khu vực khai thác nguồn vốn để đảm bảo hoặc gia tăng sự hiện diện tại châu Á.
Theo Báo cáo Thị trường Đầu tư châu Á nửa cuối năm 2010 của CB Richard Ellis, năm 2010 các nhà đầu tư đã đầu tư vào văn phòng và mặt bằng bán lẻ với số tiền lên tới 26,3 tỷ USD và 10,4 tỷ USD.
Các nhà đầu tư có tổ chức đã đầu tư 13 tỷ USD, tăng 74%, trong khi các quỹ tín thác bất động sản châu Á "đổ" 10,5 tỷ USD, tăng 195%. Đầu tư bất động sản qua biên giới cũng tăng mạnh, chiếm 11 tỷ USD, tăng 96%, nhưng vẫn kém xa mức đỉnh cao 27 tỷ USD của năm 2007./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)