Tỉnh Thừa Thiên-Huế đã quyết định đầu tư hơn 3.560 tỷ đồng để thực hiện quản lý lũ lụt tổng hợp lưu vực sông Hương giai đoạn từ năm 2012-2020; bao gồm 15 chương trình, dự án trong đó có 9 hạng mục dự án công trình và 6 hạng mục dự án phi công trình cơ bản.
Các hạng mục của dự án được phân loại thành 2 nhóm: Nhóm phòng chống-giảm nhẹ-phòng ngừa và nhóm ứng phó-phục hồi-tái thiết. Một mặt tiếp tục tăng cường năng lực thể chế của bộ máy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, huyện và xã; xây dựng và rà soát các kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai; tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo lũ, bão; mặt khác nâng cao nhận thức cộng đồng; trồng rừng và bảo vệ rừng; tăng cường năng lực quản lý thiên tai; rà soát chính sách ứng cứu và tái thiết sau lũ; tăng cường năng lực ứng cứu và tái thiết.
Đối với giải pháp công trình, tỉnh cũng đầu tư nâng cấp hạ tầng nông thôn ở một số khu vực trọng điểm; sửa chữa nâng cấp một số công trình giảm lũ số 1 (kè, cống, trạm bơm); xây dựng một số công trình giảm lũ số 2 (nạo vét bờ sông, bờ biển); chương trình tái thiết và giảm nghèo cho người dân sống ở ven biển và đầm phá; xây dựng các trung tâm ứng cứu ở vùng ngập úng; chương trình xây dựng chỗ trú ẩn tàu thuyền và cảng cá.
Đối với thành phố Huế, sông Hương có vị trí hết sức quan trọng trong tổ chức không gian kiến trúc và cảnh quan đô thị. Thực tế, hầu hết các di tích liên quan đến kinh thành Huế đều gắn liền với sông Hương và cảnh quan đôi bờ. Từ năm 1993, quần thể di tích Cố Đô Huế được công nhận là Di sản văn hóa Thế giới.
Theo đó, Cố Đô Huế có 17 di tích và cụm di tích đã được công nhận gồm Hoàng thành, Kinh thành, Trấn Hải thành, đàn Nam giao, Văn-Võ miếu, cung An Định, Hổ quyền-điện Voi ré, các lăng: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Đồng Khánh, Khải Định, Vạn Vạn, điện Huệ Nam, chùa Thiên Mụ. Tất cả đều có quan hệ mật thiết với sông Hương trong tổng thể không gian kiến trúc chung.
Đến thời điểm hiện nay, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã thực hiện nhiều dự án chỉnh trang bờ sông Hương, đoạn chảy qua thành phố Huế, làm cho con sông vốn đã đẹp nay càng xanh, sạch, đẹp hơn. Các dự án đã tập trung giải tỏa các hộ sống ven sông, trả lại vẽ thoáng đãng cho dòng sông. Trong đó, thành phố Huế đã tập trung giải tỏa 187 hộ dân sống ven bờ sông Hương đoạn từ Kim Long đến Thiên Mụ, với tổng kinh phí đầu tư 12 tỷ đồng.
Việc giải tỏa dân dọc bờ sông đoạn từ Gia Hội đến cầu chợ Dinh, với chiều dài 2,1km; trong đó có tuyến đường mới mở chạy dọc bờ sông, với cao trình +2m, tổng vốn đầu tư là 54 tỷ đồng. Đoạn bờ sông trước công viên 3/2 đoạn từ cầu Tràng Tiền đến khách sạn Century được đầu tư gần 7 tỷ đồng để kè bờ, làm bến thuyền du lịch đón khách đi ca Huế trên sông.
Nhiều đoạn bờ sông từ cầu Bạch Hổ đến cầu Tràng Tiền, xuôi về cồn Hến đã được chỉnh sửa, trồng cây, tạo các thảm cỏ, tăng thêm vẽ đẹp, sự hấp dẫn cho cảnh quan đôi bờ sông Hương. Các công viên Thương Bạc, Phú Văn Lâu, 3/2, công viên trước trường Quốc Học, và gần đây là phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu dọc bờ sông Hương đã tạo được các sân chơi hấp dẫn, cuốn hút mọi người và du khách.../.
Các hạng mục của dự án được phân loại thành 2 nhóm: Nhóm phòng chống-giảm nhẹ-phòng ngừa và nhóm ứng phó-phục hồi-tái thiết. Một mặt tiếp tục tăng cường năng lực thể chế của bộ máy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, huyện và xã; xây dựng và rà soát các kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai; tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo lũ, bão; mặt khác nâng cao nhận thức cộng đồng; trồng rừng và bảo vệ rừng; tăng cường năng lực quản lý thiên tai; rà soát chính sách ứng cứu và tái thiết sau lũ; tăng cường năng lực ứng cứu và tái thiết.
Đối với giải pháp công trình, tỉnh cũng đầu tư nâng cấp hạ tầng nông thôn ở một số khu vực trọng điểm; sửa chữa nâng cấp một số công trình giảm lũ số 1 (kè, cống, trạm bơm); xây dựng một số công trình giảm lũ số 2 (nạo vét bờ sông, bờ biển); chương trình tái thiết và giảm nghèo cho người dân sống ở ven biển và đầm phá; xây dựng các trung tâm ứng cứu ở vùng ngập úng; chương trình xây dựng chỗ trú ẩn tàu thuyền và cảng cá.
Đối với thành phố Huế, sông Hương có vị trí hết sức quan trọng trong tổ chức không gian kiến trúc và cảnh quan đô thị. Thực tế, hầu hết các di tích liên quan đến kinh thành Huế đều gắn liền với sông Hương và cảnh quan đôi bờ. Từ năm 1993, quần thể di tích Cố Đô Huế được công nhận là Di sản văn hóa Thế giới.
Theo đó, Cố Đô Huế có 17 di tích và cụm di tích đã được công nhận gồm Hoàng thành, Kinh thành, Trấn Hải thành, đàn Nam giao, Văn-Võ miếu, cung An Định, Hổ quyền-điện Voi ré, các lăng: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Đồng Khánh, Khải Định, Vạn Vạn, điện Huệ Nam, chùa Thiên Mụ. Tất cả đều có quan hệ mật thiết với sông Hương trong tổng thể không gian kiến trúc chung.
Đến thời điểm hiện nay, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã thực hiện nhiều dự án chỉnh trang bờ sông Hương, đoạn chảy qua thành phố Huế, làm cho con sông vốn đã đẹp nay càng xanh, sạch, đẹp hơn. Các dự án đã tập trung giải tỏa các hộ sống ven sông, trả lại vẽ thoáng đãng cho dòng sông. Trong đó, thành phố Huế đã tập trung giải tỏa 187 hộ dân sống ven bờ sông Hương đoạn từ Kim Long đến Thiên Mụ, với tổng kinh phí đầu tư 12 tỷ đồng.
Việc giải tỏa dân dọc bờ sông đoạn từ Gia Hội đến cầu chợ Dinh, với chiều dài 2,1km; trong đó có tuyến đường mới mở chạy dọc bờ sông, với cao trình +2m, tổng vốn đầu tư là 54 tỷ đồng. Đoạn bờ sông trước công viên 3/2 đoạn từ cầu Tràng Tiền đến khách sạn Century được đầu tư gần 7 tỷ đồng để kè bờ, làm bến thuyền du lịch đón khách đi ca Huế trên sông.
Nhiều đoạn bờ sông từ cầu Bạch Hổ đến cầu Tràng Tiền, xuôi về cồn Hến đã được chỉnh sửa, trồng cây, tạo các thảm cỏ, tăng thêm vẽ đẹp, sự hấp dẫn cho cảnh quan đôi bờ sông Hương. Các công viên Thương Bạc, Phú Văn Lâu, 3/2, công viên trước trường Quốc Học, và gần đây là phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu dọc bờ sông Hương đã tạo được các sân chơi hấp dẫn, cuốn hút mọi người và du khách.../.
Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)