Tỉnh Đồng Tháp phê duyệt quy hoạch và đầu tư 208 tỷ đồng cho việc bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2013-2020.
Mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng của Quy hoạch này là bảo vệ và bảo tồn khu rừng đặc dụng với các cảnh quan tiêu biểu, các hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù, các loài động, thực vật quý, hiếm của vùng Đồng Tháp Mười, như một mẫu chuẩn quốc gia về một vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế của một khu Ramsar.
Theo quy hoạch, với tổng diện tích 7.313 ha của Vườn quốc gia Tràm Chim sẽ được phân khu chức năng gồm: khu bảo vệ nghiêm ngặt, khu phục hồi sinh thái, khu dịch vụ hành chính-dịch vụ.
Mục tiêu quy hoạch nhằm xây dựng hệ thống vận hành và cơ chế quản lý chế độ ngập nước trong mùa khô; bảo tồn và phát triển bền vững các sinh cảnh rừng tràm, đồng cỏ ngập nước theo mùa và các sinh cảnh đất ngập nước khác.
Cùng với việc bảo tồn các loài chim nước quý, hiếm, đặc biệt là loài chim sếu đầu đỏ; hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, tỉnh còn bảo tồn các giá trị của khu Ramsar đã được công nhận; quy hoạch các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng và đồng cỏ trong mùa khô; các hạng mục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Mặt khác định hướng phát triển du lịch sinh thái, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và định hướng đầu tư phát triển vùng đệm.
Nội dung được chú ý đặc biệt là quy hoạch vùng đệm Vườn quốc gia Tràm Chim nhằm góp phần thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư sống giáp ranh vào việc bảo vệ Vườn quốc gia.
Ngoài việc đầu tư cho vườn, tỉnh Đồng Tháp còn huy động nguồn lực để phát triển du lịch trong vườn nhằm hướng đến sự bảo tồn đa dạng sinh học Vườn quốc gia Tràm Chim, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, đưa những giá trị sinh thái của Vườn thành sản phẩm du lịch đặc trưng vùng Đồng Tháp Mười; đồng thời thay đổi nhận thức về bảo tồn hệ sinh thái Tràm Chim, mang lợi ích cho cộng đồng địa phương./.
Mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng của Quy hoạch này là bảo vệ và bảo tồn khu rừng đặc dụng với các cảnh quan tiêu biểu, các hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù, các loài động, thực vật quý, hiếm của vùng Đồng Tháp Mười, như một mẫu chuẩn quốc gia về một vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế của một khu Ramsar.
Theo quy hoạch, với tổng diện tích 7.313 ha của Vườn quốc gia Tràm Chim sẽ được phân khu chức năng gồm: khu bảo vệ nghiêm ngặt, khu phục hồi sinh thái, khu dịch vụ hành chính-dịch vụ.
Mục tiêu quy hoạch nhằm xây dựng hệ thống vận hành và cơ chế quản lý chế độ ngập nước trong mùa khô; bảo tồn và phát triển bền vững các sinh cảnh rừng tràm, đồng cỏ ngập nước theo mùa và các sinh cảnh đất ngập nước khác.
Cùng với việc bảo tồn các loài chim nước quý, hiếm, đặc biệt là loài chim sếu đầu đỏ; hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, tỉnh còn bảo tồn các giá trị của khu Ramsar đã được công nhận; quy hoạch các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng và đồng cỏ trong mùa khô; các hạng mục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Mặt khác định hướng phát triển du lịch sinh thái, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và định hướng đầu tư phát triển vùng đệm.
Nội dung được chú ý đặc biệt là quy hoạch vùng đệm Vườn quốc gia Tràm Chim nhằm góp phần thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư sống giáp ranh vào việc bảo vệ Vườn quốc gia.
Ngoài việc đầu tư cho vườn, tỉnh Đồng Tháp còn huy động nguồn lực để phát triển du lịch trong vườn nhằm hướng đến sự bảo tồn đa dạng sinh học Vườn quốc gia Tràm Chim, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, đưa những giá trị sinh thái của Vườn thành sản phẩm du lịch đặc trưng vùng Đồng Tháp Mười; đồng thời thay đổi nhận thức về bảo tồn hệ sinh thái Tràm Chim, mang lợi ích cho cộng đồng địa phương./.
Nguyễn Văn Trí (TTXVN)