Ngày 16/10, bà Trần Thị Thu Hà, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định cho biết, Bình Định đang triển khai thực hiện dự án Hỗ trợ nông nghiệp carbon thấp (LCASP) với tổng số vốn đầu tư trên 1,915 triệu USD (39,2 tỷ đồng, theo tỷ giá 20.500 đồng/USD).
Trong đó, nguồn vốn vay từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là 1,742 triệu USD (tương đương 35,7 tỷ đồng) và vốn đối ứng là 173.500 USD (3,5 tỷ đồng).
Với số vốn trên, dự án Hỗ trợ nông nghiệp carbon thấp sẽ được thực hiện tại Bình Định từ nay đến năm 2018 với 4 hợp phần chính gồm: Quản lý chất thải chăn nuôi; tín dụng cho các chuỗi giá trị khí sinh học; chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp carbon thấp; và hợp phần quản lý dự án.
Dự án nhằm xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường thông qua việc xúc tiến xây dựng, nhân rộng các mô hình nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp hướng tới giảm thiểu phát khí thải nhà kính và ứng phó, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Cùng với đó, dự án nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phế phụ phẩm trong nông nghiệp; quản lý hiệu quả các hoạt động chế biến, bảo quản sau thu hoạch nông sản.
Ngoài ra, dự án còn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nông nghiệp thông qua mở rộng và phát triển chương trình khí sinh học từ quy mô công trình nhỏ hộ gia đình đến quy mô công trình vừa và lớn tạo nguồn năng lượng sạch, cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.
Bình Định là tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp lớn bậc nhất khu vực duyên hải miền Trung với hơn 77.150 ha đất trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày; trong đó có 47.000 ha đất trồng lúa; 267.000 con trâu bò; gần 70 vạn con lợn và khoảng 6,5 triệu gia cầm.../.
Trong đó, nguồn vốn vay từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là 1,742 triệu USD (tương đương 35,7 tỷ đồng) và vốn đối ứng là 173.500 USD (3,5 tỷ đồng).
Với số vốn trên, dự án Hỗ trợ nông nghiệp carbon thấp sẽ được thực hiện tại Bình Định từ nay đến năm 2018 với 4 hợp phần chính gồm: Quản lý chất thải chăn nuôi; tín dụng cho các chuỗi giá trị khí sinh học; chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp carbon thấp; và hợp phần quản lý dự án.
Dự án nhằm xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường thông qua việc xúc tiến xây dựng, nhân rộng các mô hình nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp hướng tới giảm thiểu phát khí thải nhà kính và ứng phó, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Cùng với đó, dự án nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phế phụ phẩm trong nông nghiệp; quản lý hiệu quả các hoạt động chế biến, bảo quản sau thu hoạch nông sản.
Ngoài ra, dự án còn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nông nghiệp thông qua mở rộng và phát triển chương trình khí sinh học từ quy mô công trình nhỏ hộ gia đình đến quy mô công trình vừa và lớn tạo nguồn năng lượng sạch, cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.
Bình Định là tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp lớn bậc nhất khu vực duyên hải miền Trung với hơn 77.150 ha đất trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày; trong đó có 47.000 ha đất trồng lúa; 267.000 con trâu bò; gần 70 vạn con lợn và khoảng 6,5 triệu gia cầm.../.
Ly Kha (TTXVN)