Dầu thô tiếp tục tăng giá trong phiên 17/1 tại thị trường châu Á do những lo ngại mới về căng thẳng giữa các cường quốc phương Tây và Iran - nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới.
Chiều cùng ngày trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 2/2012 tăng 1,5 USD lên 100,20 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 3/2012 cũng tăng 58 xu lên 111,92 USD/thùng.
Chuyên gia hàng đầu của Công ty tư vấn năng lượng quốc tế Purvin & Gertz có trụ sở tại Singapore, ông Victor Shum, nhận định rằng Liên minh châu Âu (EU) có thể đưa ra lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ Iran và điều này sẽ hỗ trợ giá dầu rất nhiều trong thời gian tới.
Theo kế hoạch, ngoại trưởng các nước thành viên EU sẽ nhóm họp vào ngày 23/1 tới nhằm chốt thời điểm áp đặt lệnh cấm vận Iran như là một phần trong số các biện pháp trừng phạt mới đối với quốc gia bị cáo buộc là chế tạo bom hạt nhân này.
Pháp đang tìm cách đẩy nhanh việc áp đặt lệnh cấm vận Iran, trong khi nhiều quốc gia châu Âu khác - vốn phụ thuộc vào dầu mỏ nhập khẩu từ quốc gia Vùng Vịnh - lại cố trì hoãn hành động này.
Trong khi đó, Iran nhiều lần khẳng định chương trình hạt nhân của họ là vì mục đích hòa bình. Đại diện của Iran tại Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), ông Mohammad Ali Khatibi ngày 15/1 đã lên tiếng cảnh báo rằng các quốc gia Arập láng giềng sẽ phải gánh chịu "hậu quả mà không ai lường trước được" nếu họ tăng sản lượng dầu thô nhằm bù đắp cho lượng dầu mỏ của Iran trong trường hợp EU áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Tehran.
Diễn biến tại Nigeria cũng gây lo ngại cho thị trường dầu mỏ toàn cầu, bất chấp việc liên đoàn lao động nước này đã kêu gọi chấm dứt biểu tình trên quy mô toàn quốc, sau khi Tổng thống Goodluck Jonathan quyết định ngừng tăng giá nhiên liệu.
Theo ông Shum, tình hình ở Nigeria đã dịu bớt, song căng thẳng vẫn hiện hữu.
Đêm trước tại châu Âu (thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ), giá dầu thô bị đẩy lên khi thị trường phản ứng với khả năng nguồn cung bị gián đoạn từ Nigeria và Iran.
Giới đầu tư cũng sát sao dõi theo những căng thẳng tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sau khi 9 nước thành viên khu vực này bị hạ xếp hạng tín dụng.
Chốt phiên 16/1, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 2/2012 (giao dịch điện tử) tăng 96 xu lên 99,66 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tại London cũng tăng 70 xu lên 111,14 USD/thùng.
Nhà phân tích Andrey Kryuchenkov thuộc Tập đoàn tài chính VTB Capital của Nga giá dầu biển động ngay từ khi bắt đầu phiên giao dịch của tuần mới khi mọi sự chú ý đều tập trung vào các động thái tại châu Âu và Nigeria.
Còn chuyên gia Eugen Weinberg thuộc Commerzbank thì cho rằng căng thẳng giữa Iran và các quốc gia phương Tây sẽ là nguyên cớ giữ cho giá dầu luôn ở mức cao./.
Chiều cùng ngày trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 2/2012 tăng 1,5 USD lên 100,20 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 3/2012 cũng tăng 58 xu lên 111,92 USD/thùng.
Chuyên gia hàng đầu của Công ty tư vấn năng lượng quốc tế Purvin & Gertz có trụ sở tại Singapore, ông Victor Shum, nhận định rằng Liên minh châu Âu (EU) có thể đưa ra lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ Iran và điều này sẽ hỗ trợ giá dầu rất nhiều trong thời gian tới.
Theo kế hoạch, ngoại trưởng các nước thành viên EU sẽ nhóm họp vào ngày 23/1 tới nhằm chốt thời điểm áp đặt lệnh cấm vận Iran như là một phần trong số các biện pháp trừng phạt mới đối với quốc gia bị cáo buộc là chế tạo bom hạt nhân này.
Pháp đang tìm cách đẩy nhanh việc áp đặt lệnh cấm vận Iran, trong khi nhiều quốc gia châu Âu khác - vốn phụ thuộc vào dầu mỏ nhập khẩu từ quốc gia Vùng Vịnh - lại cố trì hoãn hành động này.
Trong khi đó, Iran nhiều lần khẳng định chương trình hạt nhân của họ là vì mục đích hòa bình. Đại diện của Iran tại Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), ông Mohammad Ali Khatibi ngày 15/1 đã lên tiếng cảnh báo rằng các quốc gia Arập láng giềng sẽ phải gánh chịu "hậu quả mà không ai lường trước được" nếu họ tăng sản lượng dầu thô nhằm bù đắp cho lượng dầu mỏ của Iran trong trường hợp EU áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Tehran.
Diễn biến tại Nigeria cũng gây lo ngại cho thị trường dầu mỏ toàn cầu, bất chấp việc liên đoàn lao động nước này đã kêu gọi chấm dứt biểu tình trên quy mô toàn quốc, sau khi Tổng thống Goodluck Jonathan quyết định ngừng tăng giá nhiên liệu.
Theo ông Shum, tình hình ở Nigeria đã dịu bớt, song căng thẳng vẫn hiện hữu.
Đêm trước tại châu Âu (thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ), giá dầu thô bị đẩy lên khi thị trường phản ứng với khả năng nguồn cung bị gián đoạn từ Nigeria và Iran.
Giới đầu tư cũng sát sao dõi theo những căng thẳng tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sau khi 9 nước thành viên khu vực này bị hạ xếp hạng tín dụng.
Chốt phiên 16/1, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 2/2012 (giao dịch điện tử) tăng 96 xu lên 99,66 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tại London cũng tăng 70 xu lên 111,14 USD/thùng.
Nhà phân tích Andrey Kryuchenkov thuộc Tập đoàn tài chính VTB Capital của Nga giá dầu biển động ngay từ khi bắt đầu phiên giao dịch của tuần mới khi mọi sự chú ý đều tập trung vào các động thái tại châu Âu và Nigeria.
Còn chuyên gia Eugen Weinberg thuộc Commerzbank thì cho rằng căng thẳng giữa Iran và các quốc gia phương Tây sẽ là nguyên cớ giữ cho giá dầu luôn ở mức cao./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)