Ngày 12/4, Ngân hàng Nhà nước đưa ra chào bán 2 tấn vàng, số lượng vàng lớn "chưa từng có" tương đương 52.000 lượng. Mặc dù kết thúc phiên, số lượng doanh nghiệp trúng thầu đạt 40.000 lượng, cao nhất từ khi mở thầu đến nay nhưng lại là phiên có số lượng thừa lên tới một phần tư, tức là "ế" 12.000 lượng vàng.
Trong phiên đấu thầu "khủng" sáng nay, có 21 đơn vị tham gia đấu thầu với giá sàn là 42,97 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, chỉ có 13 đơn vị mua thành công. Trong đó, doanh nghiệp mạnh tay nhiều nhất là 10.000 lượng, ít nhất 1.000 lượng. Phần lớn đơn vị đăng ký mua với giá sàn. Chỉ có một vài doanh nghiệp mua cao hơn 10.000 đồng so với giá sàn là 42,98 triệu đồng/lượng.
[Vàng SJC lùi về sát ngưỡng 43 triệu đồng]
Một trong những nguyên nhân khiến vàng sáng nay "ế" nhiều, theo lý giải của một doanh nghiệp là do trong những ngày qua, Ngân hàng Nhà nước dồn dập đưa vàng ra thị trường. Một số doanh nghiệp trúng thầu những phiên trước giờ vẫn chưa bán hết hàng.
Như vậy, đến thời điểm này, đã có 76 lượt tổ chức tín dụng và doanh nghiệp trúng thầu với tổng khối lượng vàng miếng trúng thầu là 158.200 lượng.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, các phiên đấu thầu cho thấy, quy trình mua bán vàng miếng đã được vận hành thông suốt, hoạt động đấu thầu diễn ra một cách công khai, minh bạch, phù hợp với các quy định hiện hành.
Như vậy, trong bối cảnh thị trường vàng quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, giá vàng quốc tế liên tục biến động theo cả hai chiều tăng và giảm, thông qua cơ chế đấu thầu, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện tăng cung vàng miếng, từng bước cân bằng cung - cầu vàng miếng trên thị trường.
Ngân hàng Nhà nước nhận định, về cơ bản, thị trường vàng trong nước khá ổn định, mức chênh giữa giá mua và giá bán vàng miếng theo niêm yết của các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đã giảm đáng kể, nhiều thời điểm mức chênh giữa giá mua, giá bán vàng miếng đã giảm xuống dưới 100 nghìn đồng/lượng. Ngoài ra, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế có xu hướng thu hẹp dần.
Mục đích của Ngân hàng Nhà nước là không cho giới đầu cơ lũng đoạn thị trường để trục lợi và đến thời điểm này đã đạt được hiệu quả nhất định. Ngoài ra, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước cũng không tìm kiếm lợi nhuận trong các phiên đấu thầu vàng.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong thời gian tới, với vai trò là người mua, bán cuối cùng trên thị trường, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo dõi, phân tích diễn biến của thị trường, liên tục tổ chức các phiên đấu thầu với khối lượng đủ lớn để bình ổn thị trường vàng./.
Trong phiên đấu thầu "khủng" sáng nay, có 21 đơn vị tham gia đấu thầu với giá sàn là 42,97 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, chỉ có 13 đơn vị mua thành công. Trong đó, doanh nghiệp mạnh tay nhiều nhất là 10.000 lượng, ít nhất 1.000 lượng. Phần lớn đơn vị đăng ký mua với giá sàn. Chỉ có một vài doanh nghiệp mua cao hơn 10.000 đồng so với giá sàn là 42,98 triệu đồng/lượng.
[Vàng SJC lùi về sát ngưỡng 43 triệu đồng]
Một trong những nguyên nhân khiến vàng sáng nay "ế" nhiều, theo lý giải của một doanh nghiệp là do trong những ngày qua, Ngân hàng Nhà nước dồn dập đưa vàng ra thị trường. Một số doanh nghiệp trúng thầu những phiên trước giờ vẫn chưa bán hết hàng.
Như vậy, đến thời điểm này, đã có 76 lượt tổ chức tín dụng và doanh nghiệp trúng thầu với tổng khối lượng vàng miếng trúng thầu là 158.200 lượng.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, các phiên đấu thầu cho thấy, quy trình mua bán vàng miếng đã được vận hành thông suốt, hoạt động đấu thầu diễn ra một cách công khai, minh bạch, phù hợp với các quy định hiện hành.
Như vậy, trong bối cảnh thị trường vàng quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, giá vàng quốc tế liên tục biến động theo cả hai chiều tăng và giảm, thông qua cơ chế đấu thầu, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện tăng cung vàng miếng, từng bước cân bằng cung - cầu vàng miếng trên thị trường.
Ngân hàng Nhà nước nhận định, về cơ bản, thị trường vàng trong nước khá ổn định, mức chênh giữa giá mua và giá bán vàng miếng theo niêm yết của các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đã giảm đáng kể, nhiều thời điểm mức chênh giữa giá mua, giá bán vàng miếng đã giảm xuống dưới 100 nghìn đồng/lượng. Ngoài ra, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế có xu hướng thu hẹp dần.
Mục đích của Ngân hàng Nhà nước là không cho giới đầu cơ lũng đoạn thị trường để trục lợi và đến thời điểm này đã đạt được hiệu quả nhất định. Ngoài ra, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước cũng không tìm kiếm lợi nhuận trong các phiên đấu thầu vàng.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong thời gian tới, với vai trò là người mua, bán cuối cùng trên thị trường, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo dõi, phân tích diễn biến của thị trường, liên tục tổ chức các phiên đấu thầu với khối lượng đủ lớn để bình ổn thị trường vàng./.
Minh Thúy (Vietnam+)