Thị trường dầu mỏ thế giới tuần qua đã đi xuống cùng chiều với các thị trường tài chính và hàng hóa khác trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế sụt giảm của Trung Quốc, nỗi lo về nợ công châu Âu trở lại, số liệu việc làm yếu kém trong khi nguồn cung dầu thô dồi dào tại Mỹ và tình hình địa chính trị vẫn hết sức căng thẳng tại Iran.
Ngay trong phiên đầu tuần 9/4, giá dầu đã trượt dốc trước số liệu không mấy khả quan về thị trường lao động Mỹ khi Bộ Lao động Mỹ cho biết trong tháng Ba, nền kinh tế lớn nhất thế giới này chỉ tạo thêm được 120.000 việc làm mới trong lĩnh vực phi nông nghiệp, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2011.
Bên cạnh đó, giá dầu trong phiên đầu tuần còn chịu sức ép trước thông tin Iran đồng ý đàm phán về vấn đề hạt nhân với các cường quốc, được gọi là nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức), vào ngày 14/4 tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Tình trạng căng thẳng leo thang giữa Iran với phương Tây và sự gián đoạn trong hoạt động xuất khẩu dầu mỏ tại Trung Đông đã đẩy giá dầu Brent tính đến thời điểm này tăng gần 20 USD và thậm chí đã có lúc vọt lên 128,40 USD/thùng vào tháng trước.
Đà đi xuống tiếp tục lan sang phiên 10/4 và chỉ đảo chiều đi lên trong phiên 11/4 sau hai phiên “lao dốc” liên tiếp. Tuy nhiên, mức tăng không thực sự ấn tượng do bị kìm hãm bởi mối lo ngại trở lại của giới đầu tư về khủng hoảng nợ công châu Âu cũng như sự thất vọng trước các số liệu kinh tế yếu kém của Trung Quốc.
Đà tăng tiếp tục được củng cố trong phiên 12/4 trên tất cả các thị trường trong bối cảnh giới đầu tư chờ đợi cuộc đàm phán của các quốc gia lớn về vấn đề hạt nhân của Iran, diễn ra vào cuối tuần tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Các chuyên gia nhận định nếu cuộc đàm phán này thành công và các bên có thể nhất trí với nhau được một số điểm, thì các thị trường năng lượng có thể "thở phào" và giá dầu theo đó sẽ đi xuống.
Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại rằng nếu khả năng xuất khẩu dầu mỏ của Iran bị cắt giảm do xung đột quân sự hay thắt chặt trừng phạt, thì giá dầu Brent có thể sẽ bị đẩy lên cao thêm 15 USD mỗi thùng.
Hầu hết giới phân tích đều tỏ ra quan ngại rằng Iran - nước xuất khẩu dầu mỏ nhiều thứ hai trong OPEC - sẽ không thỏa hiệp được về khai thác hạt nhân và một khi nguồn cung từ Iran bị gián đoạn do xung đột quân sự, giá dầu Brent thậm chí có có khả năng tăng thêm khoảng 40 USD/thùng.
Tuy nhiên, sau hai phiên tăng tốc cùng các thị trường tài chính và hàng hóa khác, giá dầu lại quay đầu đi xuống trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 13/4 khi thị trường đón nhận thông tin tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cũng là nước tiêu thụ đầu hàng đầu thế giới Trung Quốc đã tụt xuống mức thấp nhất trong gần 3 năm qua.
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), tăng trưởng quý I/2012 của nước này chỉ đạt 8,1% - mức thấp nhất trong gần 3 năm qua, giảm so với mức tăng 8,9% của quý IV năm 2011 trước đó.
Ngược trở lại những năm trước, tăng trưởng của Trung Quốc năm 2011 là 9,2% và năm 2010 là 10,4%. Số liệu mới nhất này càng củng cố thêm những lo ngại rằng nền kinh tế của quốc gia khát năng lượng này đang yếu đi khi hoạt động công nghiệp chậm lại.
Đóng cửa phiên cuối tuần 13/4 tại thị trường New York, giá dầu thô chuẩn Tây Texas (hay còn gọi là dầu ngọt nhẹ WTI) giao tháng 5/2012 giảm xuống 103,01 USD/thùng, so với mức 103,33 USD/thùng của cuối tuần trước nữa, trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng giảm xuống còn 121,28 USD/thùng, so với mức 122,17 USD/thùng của cuối tuần trước nữa.
Nhận định về giá dầu trong một vài tuần tới, một số chuyên gia nhận định giá "vàng đen" có thể sẽ rơi xuống khoảng 115 USD/thùng do nhu cầu yếu đi từ Trung Quốc và Mỹ, và có khả năng sẽ xoay quanh dưới mức 120 USD/thùng trong một thời gian dài./.
Ngay trong phiên đầu tuần 9/4, giá dầu đã trượt dốc trước số liệu không mấy khả quan về thị trường lao động Mỹ khi Bộ Lao động Mỹ cho biết trong tháng Ba, nền kinh tế lớn nhất thế giới này chỉ tạo thêm được 120.000 việc làm mới trong lĩnh vực phi nông nghiệp, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2011.
Bên cạnh đó, giá dầu trong phiên đầu tuần còn chịu sức ép trước thông tin Iran đồng ý đàm phán về vấn đề hạt nhân với các cường quốc, được gọi là nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức), vào ngày 14/4 tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Tình trạng căng thẳng leo thang giữa Iran với phương Tây và sự gián đoạn trong hoạt động xuất khẩu dầu mỏ tại Trung Đông đã đẩy giá dầu Brent tính đến thời điểm này tăng gần 20 USD và thậm chí đã có lúc vọt lên 128,40 USD/thùng vào tháng trước.
Đà đi xuống tiếp tục lan sang phiên 10/4 và chỉ đảo chiều đi lên trong phiên 11/4 sau hai phiên “lao dốc” liên tiếp. Tuy nhiên, mức tăng không thực sự ấn tượng do bị kìm hãm bởi mối lo ngại trở lại của giới đầu tư về khủng hoảng nợ công châu Âu cũng như sự thất vọng trước các số liệu kinh tế yếu kém của Trung Quốc.
Đà tăng tiếp tục được củng cố trong phiên 12/4 trên tất cả các thị trường trong bối cảnh giới đầu tư chờ đợi cuộc đàm phán của các quốc gia lớn về vấn đề hạt nhân của Iran, diễn ra vào cuối tuần tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Các chuyên gia nhận định nếu cuộc đàm phán này thành công và các bên có thể nhất trí với nhau được một số điểm, thì các thị trường năng lượng có thể "thở phào" và giá dầu theo đó sẽ đi xuống.
Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại rằng nếu khả năng xuất khẩu dầu mỏ của Iran bị cắt giảm do xung đột quân sự hay thắt chặt trừng phạt, thì giá dầu Brent có thể sẽ bị đẩy lên cao thêm 15 USD mỗi thùng.
Hầu hết giới phân tích đều tỏ ra quan ngại rằng Iran - nước xuất khẩu dầu mỏ nhiều thứ hai trong OPEC - sẽ không thỏa hiệp được về khai thác hạt nhân và một khi nguồn cung từ Iran bị gián đoạn do xung đột quân sự, giá dầu Brent thậm chí có có khả năng tăng thêm khoảng 40 USD/thùng.
Tuy nhiên, sau hai phiên tăng tốc cùng các thị trường tài chính và hàng hóa khác, giá dầu lại quay đầu đi xuống trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 13/4 khi thị trường đón nhận thông tin tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cũng là nước tiêu thụ đầu hàng đầu thế giới Trung Quốc đã tụt xuống mức thấp nhất trong gần 3 năm qua.
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), tăng trưởng quý I/2012 của nước này chỉ đạt 8,1% - mức thấp nhất trong gần 3 năm qua, giảm so với mức tăng 8,9% của quý IV năm 2011 trước đó.
Ngược trở lại những năm trước, tăng trưởng của Trung Quốc năm 2011 là 9,2% và năm 2010 là 10,4%. Số liệu mới nhất này càng củng cố thêm những lo ngại rằng nền kinh tế của quốc gia khát năng lượng này đang yếu đi khi hoạt động công nghiệp chậm lại.
Đóng cửa phiên cuối tuần 13/4 tại thị trường New York, giá dầu thô chuẩn Tây Texas (hay còn gọi là dầu ngọt nhẹ WTI) giao tháng 5/2012 giảm xuống 103,01 USD/thùng, so với mức 103,33 USD/thùng của cuối tuần trước nữa, trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng giảm xuống còn 121,28 USD/thùng, so với mức 122,17 USD/thùng của cuối tuần trước nữa.
Nhận định về giá dầu trong một vài tuần tới, một số chuyên gia nhận định giá "vàng đen" có thể sẽ rơi xuống khoảng 115 USD/thùng do nhu cầu yếu đi từ Trung Quốc và Mỹ, và có khả năng sẽ xoay quanh dưới mức 120 USD/thùng trong một thời gian dài./.
Thùy Chi (TTXVN)