Cuối tuần qua, người Thụy Sỹ vui mừng trước thông tin tuyến đường sắt bánh răng leo núi nổi tiếng chạy bằng đầu máy hơi nước qua đèo Furka của nước này đã được khôi phục hoàn toàn.
Được xây dựng năm 1925, tuyến đường qua đèo Furka được coi là một trong những tuyến đường sắt hiểm trở và đẹp nhất Thụy Sỹ.
Do đoạn đường này rất hiểm trở nên hệ thống xe lửa ở đây có thêm một đường ray ở chính giữa có răng móc như lưỡi cưa, ăn khớp với bánh răng của đầu máy kéo, được chế tạo đặc biệt để kéo đoàn tàu lên dốc và để giữ cho đoàn tàu không bị trôi nhanh khi xuống dốc.
Hàng năm, từ tháng Sáu tới tháng Mười, những đầu máy hơi nước có tuổi đời hơn 80 năm kéo theo các toa xe cổ xưa đưa khách lên đỉnh Furka ở độ cao 2.160m để ngắm dòng sông băng đầy ấn tượng Rhone. Tuy nhiên, tuyến đường này đã phải ngừng hoạt động khi đường hầm xuyên núi Furka được hoàn tất vào năm 1982.
Theo truyền thông Thụy Sỹ, sở dĩ tuyến đường sắt qua đèo Furka được khôi phục là nhờ vào sáng kiến của công ty tư nhân Dampfbahn Furka Bergstrecke (DFB) và những nỗ lực không mệt mỏi của hơn 7.000 tình nguyện viên, những người say mê xe lửa bánh răng chạy bằng hơi nước và cảnh trí nơi đây, đến từ Thụy Sỹ, Hà Lan, Bỉ, Đức.
Điều đặc biệt là hai đầu xe lửa bánh răng chạy bằng hơi nước được sử dụng trên tuyến đường này lại được tìm thấy và mua lại từ Việt Nam với giá 1.300.000 Franc Thụy Sỹ (tương đương với trên 1.300.000 USD).
Trước đây, người Thụy Sỹ tự hào vì sở hữu đầu máy xe lửa bánh răng chạy bằng hơi nước hiếm có, bởi nó chỉ có ở Thụy Sỹ và Việt Nam, thì nay, họ lại càng tự hào hơn bởi nó đã trở thành "độc nhất vô nhị" trên thế giới.
Vốn là người đã từng biết tới đầu máy hơi nước bánh răng Đà Lạt, chị Nguyễn Thị Hiền, nhân viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Geneva, Thụy Sỹ không khỏi xúc động và tiếc nuối khi Đài truyền hình Thụy Sỹ nói về đầu máy hơi nước tới từ Việt Nam.
Chị Hiền bùi ngùi nhớ lại: “Năm 1994, tôi làm việc trong dự án khôi phục đường sắt Bắc-Nam với Nhật, khi đọc tài liệu thấy có hai đầu máy hơi nước và đường sắt bánh răng Phan Thiết-Đà Lạt, phía Nhật đã lên tận nơi với ý định khôi phục tuyến đường sắt du lịch này. Theo họ, khách du lịch Nhật và phương Tây rất mê đồ cổ, do vậy, việc khôi phục tuyến đường sắt này giúp thu hút lượng lớn khách du lịch nước ngoài tới đây."
"Nhưng thật đáng buồn, khi chúng tôi lên đến nơi, chỉ còn lại cái ga cũ năm đơn độc trong hang núi với dây leo chằng chịt, đầu máy và đường ray đều đã bị dỡ và đem bán với giá sắt vụn. Một công ty môi giới của Thụy Sỹ sau khi mua được từ phía Việt Nam đầu máy và đường ray với giá rẻ đã bán lại cho Công ty DFB với giá 1.300.000 Franc vào năm 1990,” chị Hiền kể đầy vẻ nuối tiếc.
Theo tài liệu từ thời Pháp để lại, tuyến đường sắt Tháp Chàm-Đà Lạt là một trong hai tuyến đường sắt độc đáo trên thế giới, chỉ có ở Thụy Sỹ (đèo Furka) và Việt Nam.
Tuyến đường này có nhiều đoạn qua đèo cao dốc lớn, phải dùng đường ray răng cưa nhằm tăng độ bám của các toa xe, bảo đảm an toàn chạy tàu.
Vào đầu thế kỷ 20, người Pháp đã phải mất tổng cộng tới 30 năm để hoàn tất 84 cây số đường sắt Tháp Chàm-Đà Lạt.
Toàn tuyến có 5 hầm, 46 cầu với 14 ga, đặc biệt trong đó có 2 đoạn răng cưa dài gần 14km vượt đèo.
Không chỉ có vậy, tuyến đường này đi qua những đoạn đường đèo núi đẹp nhất Việt Nam. Chính vì vậy, năm 2007, Chính phủ đã đồng ý cho phép tỉnh Lâm Đồng khôi phục lại tuyến đường sắt này với vốn đầu tư khoảng 320 triệu USD theo hình thức BOT. Công trình dự kiến sẽ được hoàn tất vào năm 2015./.
Được xây dựng năm 1925, tuyến đường qua đèo Furka được coi là một trong những tuyến đường sắt hiểm trở và đẹp nhất Thụy Sỹ.
Do đoạn đường này rất hiểm trở nên hệ thống xe lửa ở đây có thêm một đường ray ở chính giữa có răng móc như lưỡi cưa, ăn khớp với bánh răng của đầu máy kéo, được chế tạo đặc biệt để kéo đoàn tàu lên dốc và để giữ cho đoàn tàu không bị trôi nhanh khi xuống dốc.
Hàng năm, từ tháng Sáu tới tháng Mười, những đầu máy hơi nước có tuổi đời hơn 80 năm kéo theo các toa xe cổ xưa đưa khách lên đỉnh Furka ở độ cao 2.160m để ngắm dòng sông băng đầy ấn tượng Rhone. Tuy nhiên, tuyến đường này đã phải ngừng hoạt động khi đường hầm xuyên núi Furka được hoàn tất vào năm 1982.
Theo truyền thông Thụy Sỹ, sở dĩ tuyến đường sắt qua đèo Furka được khôi phục là nhờ vào sáng kiến của công ty tư nhân Dampfbahn Furka Bergstrecke (DFB) và những nỗ lực không mệt mỏi của hơn 7.000 tình nguyện viên, những người say mê xe lửa bánh răng chạy bằng hơi nước và cảnh trí nơi đây, đến từ Thụy Sỹ, Hà Lan, Bỉ, Đức.
Điều đặc biệt là hai đầu xe lửa bánh răng chạy bằng hơi nước được sử dụng trên tuyến đường này lại được tìm thấy và mua lại từ Việt Nam với giá 1.300.000 Franc Thụy Sỹ (tương đương với trên 1.300.000 USD).
Trước đây, người Thụy Sỹ tự hào vì sở hữu đầu máy xe lửa bánh răng chạy bằng hơi nước hiếm có, bởi nó chỉ có ở Thụy Sỹ và Việt Nam, thì nay, họ lại càng tự hào hơn bởi nó đã trở thành "độc nhất vô nhị" trên thế giới.
Vốn là người đã từng biết tới đầu máy hơi nước bánh răng Đà Lạt, chị Nguyễn Thị Hiền, nhân viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Geneva, Thụy Sỹ không khỏi xúc động và tiếc nuối khi Đài truyền hình Thụy Sỹ nói về đầu máy hơi nước tới từ Việt Nam.
Chị Hiền bùi ngùi nhớ lại: “Năm 1994, tôi làm việc trong dự án khôi phục đường sắt Bắc-Nam với Nhật, khi đọc tài liệu thấy có hai đầu máy hơi nước và đường sắt bánh răng Phan Thiết-Đà Lạt, phía Nhật đã lên tận nơi với ý định khôi phục tuyến đường sắt du lịch này. Theo họ, khách du lịch Nhật và phương Tây rất mê đồ cổ, do vậy, việc khôi phục tuyến đường sắt này giúp thu hút lượng lớn khách du lịch nước ngoài tới đây."
"Nhưng thật đáng buồn, khi chúng tôi lên đến nơi, chỉ còn lại cái ga cũ năm đơn độc trong hang núi với dây leo chằng chịt, đầu máy và đường ray đều đã bị dỡ và đem bán với giá sắt vụn. Một công ty môi giới của Thụy Sỹ sau khi mua được từ phía Việt Nam đầu máy và đường ray với giá rẻ đã bán lại cho Công ty DFB với giá 1.300.000 Franc vào năm 1990,” chị Hiền kể đầy vẻ nuối tiếc.
Theo tài liệu từ thời Pháp để lại, tuyến đường sắt Tháp Chàm-Đà Lạt là một trong hai tuyến đường sắt độc đáo trên thế giới, chỉ có ở Thụy Sỹ (đèo Furka) và Việt Nam.
Tuyến đường này có nhiều đoạn qua đèo cao dốc lớn, phải dùng đường ray răng cưa nhằm tăng độ bám của các toa xe, bảo đảm an toàn chạy tàu.
Vào đầu thế kỷ 20, người Pháp đã phải mất tổng cộng tới 30 năm để hoàn tất 84 cây số đường sắt Tháp Chàm-Đà Lạt.
Toàn tuyến có 5 hầm, 46 cầu với 14 ga, đặc biệt trong đó có 2 đoạn răng cưa dài gần 14km vượt đèo.
Không chỉ có vậy, tuyến đường này đi qua những đoạn đường đèo núi đẹp nhất Việt Nam. Chính vì vậy, năm 2007, Chính phủ đã đồng ý cho phép tỉnh Lâm Đồng khôi phục lại tuyến đường sắt này với vốn đầu tư khoảng 320 triệu USD theo hình thức BOT. Công trình dự kiến sẽ được hoàn tất vào năm 2015./.
Đức Hùng/Geneva (Vietnam+)