Đâu là nguyên nhân gây ra chứng rối loạn phân ly ở trẻ em?

Theo Tổ chức Sáng kiến chứng mất trí nhớ ở trẻ em, có trụ sở tại Sydney, Australia, tuổi thọ trung bình của bệnh nhân mắc chứng rối loạn phân ly là 9 năm, với 70% tử vong trước khi bước sang tuổi 18.
Đâu là nguyên nhân gây ra chứng rối loạn phân ly ở trẻ em? ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: Brain and Life)

Các nhà nghiên cứu Australia lần đầu tiên xác định được 145 dạng rối loạn di truyền gây ra chứng rối loạn phân ly ở trẻ em.

Trong nghiên cứu chung được công bố ngày 18/9, các chuyên gia Australia đã phân tích dữ liệu được công bố từ khắp nơi trên thế giới để đánh giá tác động toàn cầu của chứng rối loạn phân ly ở trẻ em.

Ông Nicholas Smith, đồng tác giả nghiên cứu và là người đứng đầu Nhóm Nghiên cứu bệnh thoái hóa thần kinh nhi khoa tại Trường Đại học Adelaide, cho biết nghiên cứu này cung cấp bức tranh rõ ràng hơn về những người chịu ảnh hưởng của chứng rối loạn phân ly.

145 dạng rối loạn mà các nhà nghiên cứu phân loại là chứng rối loạn phân ly ở trẻ em, rất phức tạp và đa dạng. Điểm chung của những dạng rối loạn này là sự suy giảm nhận thức thần kinh ngày càng nặng, luôn cảm thấy đau lòng và tuổi thọ bị rút ngắn nghiêm trọng.

[LHQ kêu gọi thế giới ưu tiên giải quyết khủng hoảng sức khỏe tâm thần]

Theo Tổ chức Sáng kiến chứng mất trí nhớ ở trẻ em, có trụ sở tại Sydney - cơ quan đóng góp cho nghiên cứu, mỗi năm trên toàn cầu có 48.300 ca tử vong do chứng rối loạn phân ly ở trẻ em.

Nghiên cứu mới nêu trên ước tính rằng hơn 100 trẻ sinh ra ở Australia mỗi năm sẽ mắc chứng rối loạn phân ly và 91 người Australia sẽ tử vong vì bệnh này hằng năm.

Theo nghiên cứu này, tuổi thọ trung bình của bệnh nhân mắc chứng rối loạn phân ly là 9 năm, với 70% tử vong trước khi bước sang tuổi 18. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các triệu chứng thường bắt đầu khi bệnh nhân 2 tuổi rưỡi và độ tuổi trung bình khi được chẩn đoán mắc bệnh là 4 tuổi.

Chứng rối loạn phân ly ở trẻ em là hậu quả của tổn thương não tiến triển do một loạt các rối loạn di truyền gây ra. Các triệu chứng của bệnh này có thể bao gồm các triệu chứng của bệnh mất trí nhớ ở người trưởng thành, chẳng hạn như lú lẫn, khó tập trung, co giật, mất thị lực và thính giác.

Bà Kristina Elvidge, người đứng đầu nghiên cứu tại Tổ chức "Sáng kiến chứng mất trí nhớ ở trẻ em"  cho hay các lựa chọn điều trị hiện tại đối với chứng rối loạn phân ly ở trẻ em bị hạn chế nghiêm trọng, khó tiếp cận, trong khi việc nghiên cứu để phát triển các phương pháp điều trị và chữa bệnh hiệu quả lại thiếu kinh phí. Việc đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc và hỗ trợ cho các gia đình bị ảnh hưởng cũng rất cần thiết.

Các nhà nghiên cứu hy vọng nghiên cứu mới này sẽ mang lại kết quả tốt hơn cho những trẻ em bị mắc chứng bệnh nguy hiểm trên./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục