Theo trang mạng atimes.com, tranh cãi nảy sinh trong nội bộ lãnh đạo Trung Quốc không bó hẹp trong chính sách tiền tệ mà nảy sinh từ bản chất nền kinh tế chính trị của quốc gia này.
Có thể nói chính sách tái cân bằng của Trung Quốc bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các yếu tố chính trị, và điều này vô hình trung càng cản trở giới lãnh đạo.
Những người ủng hộ học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes (1883-1946), một nhà kinh tế học người Anh, đã chỉ ra rằng những vấn đề của Trung Quốc là các tồn tại về cơ cấu.
Nhiều nhà cải cách như cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc (ngân hàng trung ương) Chu Tiểu Xuyên từng kêu gọi chính phủ chấm dứt các chính sách kiểm soát vốn và nhanh chóng thúc đẩy tự do hóa. Mục tiêu của ông là công khai chống lại các hạn chế về mặt chính trị và thể chế cản trở sự mở cửa của đất nước. Suy nghĩ này hướng đến việc tái định hình nền kinh tế tự cung tự cấp của Trung Quốc sang hướng dựa trên các yếu tố của thị trường.
Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn chưa diễn ra như kỳ vọng và Trung Quốc phải gánh chịu hậu quả vì thực tế này.
Chu Tiểu Xuyên và những người cùng chung chí hướng cải cách đã đúng khi nhắm tới mục tiêu hoán đổi đồng nhân dân tệ. Chìa khóa để tái cân bằng và đưa nền kinh tế Trung Quốc thoát khỏi sự chi phối của các yếu tố chính trị đối với tiết kiệm và đầu tư nội địa là việc giới lãnh đạo chính trị của quốc gia này phải công khai thừa nhận ảnh hưởng của những nguyên tắc và nhân tố bên ngoài trong việc điều hành các nền kinh tế, cụ thể như những tín hiệu của giá cả hàng hóa và cả những yếu tố xã hội-chính trị mà người ta không thể kiểm soát được, song có ảnh hưởng đáng kể tới tăng trưởng.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc thừa nhận những nguồn lực tăng trưởng khác, những gì tồn tại trước cả khi Keynes đề ra các nguyên tắc và khái niệm kinh tế.
Với việc duy trì một hệ thống tài chính khép kín, giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ tiếp tục lãng phí hiệu quả của nguồn vốn và cản trở nguồn thu nhập của các hộ gia đình. Tuy nhiên, xu hướng kiểm soát và chèn ép này có thể sẽ không đứng vững lâu.
Sự mở cửa của khu vực phía Tây Trung Quốc trong khuôn khổ sáng kiến “Vành đai và Con đường” là nhằm giải quyết tình trạng này. Tuy nhiên, chế độ kỹ trị hiện nay không thể cứu Trung Quốc, và giờ là lúc giới lãnh đạo cần thay đổi toàn bộ các suy nghĩ về các nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng cho quốc gia này.
[Tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tới ngành chế tạo châu Á]
Để bắt đầu, Bắc Kinh cần tái xác định cụ thể việc tự do hóa nguồn vốn. Điều này đồng nghĩa với việc định hướng nền kinh tế theo hướng tiêu dùng, tạo dựng một nền tảng thuế đáng tin cậy cho các khoản đầu tư trực tiếp hướng đến tăng trưởng sản lượng hiệu quả hơn. Việc giải quyết các vấn đề chính trị chi phối tiền dự trữ, đảm bảo một đồng nhân dân tệ không bị kiểm soát và cùng nguồn vốn minh bạch sẽ thúc đẩy làn sóng mới trong nghiên cứu và phát triển.
Sự ra đời của khu vực kinh tế tư nhân đồng nghĩa với việc những ưu đãi chính trị bất công đối với các doanh nghiệp quốc doanh, thực tế đã chứng minh là sẽ tạo ra những rủi ro và hệ lụy tiêu cực, sẽ dần phải chấm dứt. Những nhà cải cách là những người có mục tiêu cụ thể, rõ ràng và thực tế. Để hoàn thành mục tiêu của họ, Trung Quốc cần phải từ bỏ sự kiểm soát chính trị trong hoạt động quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế tài chính.
Điều cốt yếu là cho phép tăng trưởng tự do đồng nghĩa với việc cho phép người tiết kiệm Trung Quốc có khả năng thu lợi nhiều hơn trong các hoạt động kinh tế ở bên ngoài, cũng như thừa nhận ảnh hưởng to lớn của các nhân tố và biến động của thị trường đối với nguồn vốn.
Giải quyết những bất cập là cách duy nhất để đưa Trung Quốc thoát khỏi bế tắc hiện nay.
Nếu Chủ tịch Tập Cận Bình thực sự muốn thúc đẩy tăng trưởng và thịnh vượng cho đất nước, ông cần ủng hộ những nhà cải cách. Và ông cũng có thể sẽ tìm thấy một đối tác tại phương Tây luôn sẵn lòng hỗ trợ Trung Quốc trong công cuộc tái cân bằng này./.