Dấu hiệu rạn nứt ở Washington về quan hệ Mỹ-Ấn

Việc đánh giá những diễn biến gần đây ở Ấn Độ đã đặt ra một số câu hỏi về sự ủng hộ của Mỹ đối với Ấn Độ và sự định hình tương lai của mối quan hệ song phương này.
Dấu hiệu rạn nứt ở Washington về quan hệ Mỹ-Ấn ảnh 1Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Amit Shah. (Nguồn: AFP)

Trang mạng orfonline.org đưa tin, mối quan hệ Mỹ-Ấn đã cải thiện trong vòng 20 năm qua, một phần do sự đồng thuận chính trị mạnh mẽ ở Washington ủng hộ xu hướng này.

Cả đảng Dân chủ và Cộng hòa đều gạt sang một bên những khác biệt khi bàn về Ấn Độ.

Và ngay cả khi các đảng phái khác ở Mỹ chi phối 2 đảng chính nói trên, nhánh hành pháp và lập pháp của Chính quyền Mỹ lại ủng hộ việc tăng cường quan hệ với New Delhi.

Tuy nhiên, những diễn biến gần đây đã phủ bóng lên mức độ của sự ủng hộ đó và cách thức sự ủng hộ này có thể được định hình trong tương lai.

Việc đánh giá những diễn biến gần đây ở Ấn Độ đã đặt ra một số câu hỏi về sự ủng hộ của Mỹ đối với Ấn Độ và sự định hình tương lai của mối quan hệ song phương này.

Một trong những vấn đề đáng lưu ý về những động thái gần đây của New Delhi là việc nước này đưa ra những chính sách và quy định mới vè quyền công dân và quốc tịch như Luật Quốc tịch Sửa đổi (CAA) và kế hoạch Đăng ký Công dân Toàn quốc (NRC) vốn gây nhiều tranh cãi ở cả Ấn Độ cũng như ở Mỹ.

Giới chức cấp cao Ấn Độ đã bác bỏ sự chú ý mang tính tiêu cực của truyền thông phương Tây đối với những vấn đề này, cho rằng truyền thông phương Tây thiên vị.

Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Amit Shah đã chỉ trích các đảng đối lập nước này vì đã làm dấy lên những quan ngại về nhân quyền.

Bình luận về tình hình nhân quyền ở khu vực Jammu và Kashmir hồi tháng 9/2019, Bộ trưởng Shah nói: “Những ai đang đặt câu hỏi về vấn đề nhân quyền, họ đã bao giờ nghĩ về nhân quyền của những quả phụ và trẻ em của 41.800 người thiệt mạng ở Jammu và Kashmir hay chưa?”

[Ấn Độ chia tách bang Jammu & Kashmir thành hai thực thể]

CAA và NRC, cùng với việc hủy bỏ Điều 370 trong Hiến pháp nước này về quy chế tự trị của vùng Kashmir, đã định hình nên cái nhìn tiêu cực của cộng đồng quốc tế đối với New Delhi.

Việc ngoại trưởng Ấn Độ quyết định hủy bỏ một cuộc họp quan trọng tại Quốc hội Mỹ có thể gây ra những khó khăn và rắc rối mới trong quan hệ song phương.

Ngoại trưởng Ấn Độ, ông Subrahmanyam Jaishankar đã đề nghị tiến hành một cuộc gặp với Ủy ban đối ngoại Hạ viện bên lề đối thoại Mỹ-Ấn 2+2 lần thứ 2 tại Washington.

Tuy nhiên, khi biết rằng nữ nghị sỹ quốc hội Mỹ Pramila Jayapal, vốn không phải là một thành viên của ủy ban nói trên, nhưng cũng tham dự cuộc họp mà ông Jaishankar đề nghị, ông này đã hủy cuộc họp.

Lý do mà vị ngoại trưởng Ấn Độ này đưa ra là: “không có hứng thú gặp nữ nghị sỹ Mỹ gốc Ấn Độ này.”

Thay vào đó, ông Jaishankar khăng khăng muốn gặp chỉ những “người khách quan và cởi mở thảo luận chứ không phải những người đã có bảo thủ quan điểm.”

Bà Jayapal, một nghị sỹ Dân chủ, là người chỉ trích công khai những động thái của Ấn Độ ở khu vực Kashmir.

Đáng chú ý là nữ nghị sỹ này đang đề xuất một nghị quyết về vấn đề Kashmir tại Hạ viện Mỹ, trong đó kêu gọi sớm gỡ bỏ tất cả các biện pháp hạn chế về thông tin liên lạc mà Chính phủ Ấn Độ đang áp đặt.

Vì vậy, khi hủy cuộc họp nói trên, Ấn Độ dường như đã khiến vấn đề Kashimir trở nên tồi tệ hơn đối với chính mình vì nghị quyết của nữ nghị sỹ Mỹ Jayapal đã nhận thêm được 10 người ủng hộ ngay sau khi Ngoại trưởng Ấn Độ làm mất mặt bà Jayapal.

Đối với Ấn Độ, lẽ ra một quyết định khôn khéo hơn sẽ là vẫn tiếp tục tham gia cuộc họp này để giải thích tình hình Kashmir và trấn an ít nhất là một vài trong số những người chỉ trích hành động của New Delhi, ngay cả khi đây là việc khó làm.

Dấu hiệu rạn nứt ở Washington về quan hệ Mỹ-Ấn ảnh 2Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar. (Nguồn: AP)

Thế nhưng, đây lại là những gì mà Ngoại trưởng Ấn Độ Jaishankar đã làm trong khuôn khổ chuyến thăm Washington ngay sau khi Điều 370 bị hủy bỏ.

Vì vậy, việc hủy bỏ cuộc họp đã tạo ấn tượng rõ ràng rằng New Delhi không có gì để thuyết phục giới chỉ trích ở Mỹ.

Hành động của người đứng đầu ngành ngoại giao Ấn Độ làm gia tăng căng thẳng và có thể khiến giới nghị sỹ Dân chủ ở Mỹ giận dữ.

Nếu một ứng cử viên đảng Dân chủ dành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2020, Ấn Độ sẽ có rất nhiều việc phải làm.

Ngay cả nếu đảng Dân chủ không chiến thắng trong cuộc bầu cử tới và ông Trump tái đắc cử nhiệm kỳ 2, Ấn Độ sẽ vẫn cần sự ủng hộ của các nghị sỹ đảng Dân chủ ở Quốc hội Mỹ.

Trong hàng chục năm qua, Ấn Độ nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng Mỹ và điều này được minh chứng rõ ràng nhất trong quá trình hai nước đi đến ký kết thỏa thuận hạt nhân Mỹ-Ấn.

Mặc dù vấp phải một số nhân vật có quan điểm cứng rắn về phi hạt nhân hóa ở Quốc hội, song Tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush đã có thể tập hợp được sự ủng hộ đáng kể đối với New Delhi vì cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đều muốn xây dựng một mối quan hệ chiến lược gần gũi hơn.

Kể từ đó, Ấn Độ đã nỗ lực duy trì sự ủng hộ lưỡng đảng này. Nỗ lực như thế nhằm đảm bảo rằng ngay cả khi môi trường chính trị ở Washington vướng vào khó khăn thì mối quan hệ với Ấn Độ là một trong số ít vấn đề nhận được sự đồng thuận sâu rộng ở Quốc hội Mỹ, nhằm dần tạo ra sự ủng hộ ở nhánh lập pháp đối với những nỗ lực ở nhánh hành pháp, giúp làm sâu sắc hơn mối quan hệ.

Vì vậy, sẽ là điều đáng hổ thẹn nếu New Delhi tước bỏ đi sự ủng hộ lưỡng đảng này.

Ấn Độ sẽ phải nỗ lực hơn nữa ở Washington nếu nước này có thể trông mong chỉ vào sự ủng hộ của một đảng hoặc những nhóm nhỏ hơn của cả hai đảng./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục