Trong bản báo cáo về Kinh tế Vĩ mô - Triển vọng thị trường Việt Nam số tháng 10/2012, Khối nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC (HSBC) cho rằng dấu hiệu phục hồi đang quay trở lại với nền kinh tế Việt Nam.
Xuất khẩu có dấu hiệu tích cực
HSBC cho biết, sau khi hoạt động sản xuất giảm mạnh trong tháng Bảy, các doanh nghiệp đã ổn định hơn trong tháng Chín. Chỉ số PMI toàn phần tháng Chín đã đạt mức cao nhất trong năm tháng gần đây lên gần 50 điểm, đánh dấu sự ổn định của hoạt động sản xuất.
Chính vì vậy, theo HSBC, tín hiệu tích cực nhất của các số liệu được công bố gần đây là khả năng phục hồi nhanh của hoạt động xuất khẩu Việt Nam, khi kim ngạch xuất khẩu trong tháng Chín tăng 15% so với tháng trước.
Sự tăng trưởng này chủ yếu từ kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng dệt may, da giày, gạo, điện tử, cà phê và dầu thô.
Kim ngạch nhập khẩu trong tháng Chín cũng tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước, trong khi tháng Tám chỉ tăng có 3,1%. Phần lớn nguyên nhân là do nhập khẩu nguyên vật liệu ngành may phục hồi. Trong khi đó, mặt hàng máy móc, xăng dầu và phân bón nhập khẩu tiếp tục giảm.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu hàng điện tử cũng đã chậm lại nhưng vẫn ở mức cao 47,5% so với cùng kỳ năm ngoái (tháng trước tăng 70,5%). Những dấu hiệu tích cực của hàng may mặc cho thấy mặt hàng xuất khẩu chủ lực này của Việt Nam có thể sẽ hồi phục trong những tháng tới.
Lạm phát chỉ dừng ở một con số
HSBC cho rằng có ba yếu tố chính của lạm phát: Lạm phát toàn phần, lạm phát cơ bản và lạm phát giá cả thực phẩm.
Lạm phát toàn phần trong tháng Chín tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi mức tăng của tháng Tám là 5%.
Xét về tính liên tục thì lạm phát toàn phần có điều chỉnh yếu tố mùa vụ của tháng Chín đã tăng 2,1% so với tháng trước, trong khi tháng Tám chỉ tăng 1,2%.
Lạm phát cơ bản tháng này cũng tăng 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi tháng Tám tăng 8,8%.
Xét theo tháng thì lạm phát cơ bản có điều chỉnh yếu tố mùa vụ tháng Chín tăng 3,1% so với tháng trước trong khi tháng Tám tăng 1,6% so với tháng trước đó.
Ngược lại, lạm phát giá cả thực phẩm giảm còn 1,8% so với năm trước so với mức 2% trong tháng Tám. So sánh theo tháng có yếu tố điều chỉnh theo mùa, thì lạm phát giá cả thực phẩm tăng 0,8% so với tháng trước trong khi tháng Tám chỉ tăng 0,5% so với tháng trước đó.
Tuy nhiên, báo cáo này cũng nhấn mạnh giá cả những mặt hàng thiết yếu như giá gas, điện, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, tiền học phí tăng cao có nguyên nhân chủ ý từ những biện pháp quản lý hành chính.
Theo quan điểm của HSBC, điều này được đánh giá là tích cực vì Chính phủ có cơ hội cắt giảm thâm hụt ngân sách và duy trì bình ổn giá cả.
Mặc dù lạm phát tăng không phải là nguyên nhân đáng lo ngại do nhu cầu nội địa vẫn còn thấp, nhưng nếu chúng ta kỳ vọng vào một sự phục hồi trong quý IV/2012 thì lạm phát có thể tiếp tục tăng, mặc dù với tốc độ chậm hơn mức 2% so với tháng Chín.
Chính vì vậy, dự báo trên thị trường mở (OMO) không có cơ hội để cắt giảm thêm lãi suất và mức này sẽ vẫn giữ ở 8% từ nay cho đến hết năm. Lạm phát toàn phần sẽ vẫn giữ mức một con số từ nay đến cuối năm 2012.
Về tăng trưởng, quý III/2012 đạt 5,4% so với mức 4,7% cùng kỳ năm ngoái nhờ vào khối dịch vụ tăng mạnh. Tuy nhiên tăng trưởng vẫn có khuynh hướng thấp hơn xu hướng, đạt khoảng 5% trong năm 2012.
Cần đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc
HSBC nhận định, bên cạnh việc thặng dư thương mại đã có từ đầu năm đến nay (34 triệu USD so với mức thâm hụt 7,6 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2011), lạm phát chỉ còn một con số, đồng tiền Việt Nam duy trì sự ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng và Ngân hàng Nhà nước đã thể hiện ý chí rõ ràng hơn về mặt chiến lược, nhiều dấu hiệu tích cực trong cách xử lý những thách thức đã tồn tại lâu đời như quyết tâm cải cách hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước đang xử lý vấn đề nợ xấu thông qua ba giai đoạn: tăng cường tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng, giải quyết tình trạng nợ xấu, và tái cấu trúc hoạt động ngân hàng.
Trong giai đoạn đầu, thanh khoản hệ thống đã dư dả hơn. Trong giai đoạn ba, Ngân hàng Nhà nước lên kế hoạch đề ra nhiều quy định trong về việc xác định tài sản, sử dụng nguồn quỹ giảm thiểu rủi ro và tạo ra nhiều tiêu chuẩn cho hệ thống kế toán và báo cáo tài chính.
Ngân hàng Nhà nước tuyên bố năm 2013 sẽ là đỉnh điểm của chương trình tái cấu trúc và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2015.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tiến trình thực hiện những lời cam kết này. Tuy nhiên, nếu tương lai cũng tương tự như trong quá khứ, Chính phủ luôn thể hiện thiện chí thực hiện những cải cách khi cần thiết. Vấn đề là lúc nào vẫn còn đang là câu hỏi chưa có giải đáp." HSBC nêu rõ./.
Xuất khẩu có dấu hiệu tích cực
HSBC cho biết, sau khi hoạt động sản xuất giảm mạnh trong tháng Bảy, các doanh nghiệp đã ổn định hơn trong tháng Chín. Chỉ số PMI toàn phần tháng Chín đã đạt mức cao nhất trong năm tháng gần đây lên gần 50 điểm, đánh dấu sự ổn định của hoạt động sản xuất.
Chính vì vậy, theo HSBC, tín hiệu tích cực nhất của các số liệu được công bố gần đây là khả năng phục hồi nhanh của hoạt động xuất khẩu Việt Nam, khi kim ngạch xuất khẩu trong tháng Chín tăng 15% so với tháng trước.
Sự tăng trưởng này chủ yếu từ kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng dệt may, da giày, gạo, điện tử, cà phê và dầu thô.
Kim ngạch nhập khẩu trong tháng Chín cũng tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước, trong khi tháng Tám chỉ tăng có 3,1%. Phần lớn nguyên nhân là do nhập khẩu nguyên vật liệu ngành may phục hồi. Trong khi đó, mặt hàng máy móc, xăng dầu và phân bón nhập khẩu tiếp tục giảm.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu hàng điện tử cũng đã chậm lại nhưng vẫn ở mức cao 47,5% so với cùng kỳ năm ngoái (tháng trước tăng 70,5%). Những dấu hiệu tích cực của hàng may mặc cho thấy mặt hàng xuất khẩu chủ lực này của Việt Nam có thể sẽ hồi phục trong những tháng tới.
Lạm phát chỉ dừng ở một con số
HSBC cho rằng có ba yếu tố chính của lạm phát: Lạm phát toàn phần, lạm phát cơ bản và lạm phát giá cả thực phẩm.
Lạm phát toàn phần trong tháng Chín tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi mức tăng của tháng Tám là 5%.
Xét về tính liên tục thì lạm phát toàn phần có điều chỉnh yếu tố mùa vụ của tháng Chín đã tăng 2,1% so với tháng trước, trong khi tháng Tám chỉ tăng 1,2%.
Lạm phát cơ bản tháng này cũng tăng 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi tháng Tám tăng 8,8%.
Xét theo tháng thì lạm phát cơ bản có điều chỉnh yếu tố mùa vụ tháng Chín tăng 3,1% so với tháng trước trong khi tháng Tám tăng 1,6% so với tháng trước đó.
Ngược lại, lạm phát giá cả thực phẩm giảm còn 1,8% so với năm trước so với mức 2% trong tháng Tám. So sánh theo tháng có yếu tố điều chỉnh theo mùa, thì lạm phát giá cả thực phẩm tăng 0,8% so với tháng trước trong khi tháng Tám chỉ tăng 0,5% so với tháng trước đó.
Tuy nhiên, báo cáo này cũng nhấn mạnh giá cả những mặt hàng thiết yếu như giá gas, điện, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, tiền học phí tăng cao có nguyên nhân chủ ý từ những biện pháp quản lý hành chính.
Theo quan điểm của HSBC, điều này được đánh giá là tích cực vì Chính phủ có cơ hội cắt giảm thâm hụt ngân sách và duy trì bình ổn giá cả.
Mặc dù lạm phát tăng không phải là nguyên nhân đáng lo ngại do nhu cầu nội địa vẫn còn thấp, nhưng nếu chúng ta kỳ vọng vào một sự phục hồi trong quý IV/2012 thì lạm phát có thể tiếp tục tăng, mặc dù với tốc độ chậm hơn mức 2% so với tháng Chín.
Chính vì vậy, dự báo trên thị trường mở (OMO) không có cơ hội để cắt giảm thêm lãi suất và mức này sẽ vẫn giữ ở 8% từ nay cho đến hết năm. Lạm phát toàn phần sẽ vẫn giữ mức một con số từ nay đến cuối năm 2012.
Về tăng trưởng, quý III/2012 đạt 5,4% so với mức 4,7% cùng kỳ năm ngoái nhờ vào khối dịch vụ tăng mạnh. Tuy nhiên tăng trưởng vẫn có khuynh hướng thấp hơn xu hướng, đạt khoảng 5% trong năm 2012.
Cần đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc
HSBC nhận định, bên cạnh việc thặng dư thương mại đã có từ đầu năm đến nay (34 triệu USD so với mức thâm hụt 7,6 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2011), lạm phát chỉ còn một con số, đồng tiền Việt Nam duy trì sự ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng và Ngân hàng Nhà nước đã thể hiện ý chí rõ ràng hơn về mặt chiến lược, nhiều dấu hiệu tích cực trong cách xử lý những thách thức đã tồn tại lâu đời như quyết tâm cải cách hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước đang xử lý vấn đề nợ xấu thông qua ba giai đoạn: tăng cường tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng, giải quyết tình trạng nợ xấu, và tái cấu trúc hoạt động ngân hàng.
Trong giai đoạn đầu, thanh khoản hệ thống đã dư dả hơn. Trong giai đoạn ba, Ngân hàng Nhà nước lên kế hoạch đề ra nhiều quy định trong về việc xác định tài sản, sử dụng nguồn quỹ giảm thiểu rủi ro và tạo ra nhiều tiêu chuẩn cho hệ thống kế toán và báo cáo tài chính.
Ngân hàng Nhà nước tuyên bố năm 2013 sẽ là đỉnh điểm của chương trình tái cấu trúc và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2015.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tiến trình thực hiện những lời cam kết này. Tuy nhiên, nếu tương lai cũng tương tự như trong quá khứ, Chính phủ luôn thể hiện thiện chí thực hiện những cải cách khi cần thiết. Vấn đề là lúc nào vẫn còn đang là câu hỏi chưa có giải đáp." HSBC nêu rõ./.
Minh Thúy (Vietnam+)