Cuối tháng Sáu này, Công ty thủy điện Đa Nhim-Hàm Thuận-Đa Mi (EVN HPC DHD) sẽ đấu giá công khai gần 106 triệu cổ phần, chiếm gần 25% vốn điều lệ với mệnh giá 10.000đồng/cổ phần tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, EVN HPC DHD được đánh giá là có vị trí lớn thứ ba so với các nhà máy thủy điện hiện nay với bốn nhà máy sản xuất điện gồm 13 tổ máy, có tổng công suất lắp đặt 642,5MW, điện lượng thiết kế trung bình nhiều năm gần 2,6 tỷ kWh, chiếm tỷ trọng khoảng 4% tổng sản lượng điện thương phẩm toàn ngành.
Do vậy, việc đấu giá cổ phần Nhà nước ra công chúng lần này sẽ hứa hẹn bước chuyển biến mới, cũng như tạo "thế" và "lực" cho EVN HPC DHD trong cơ cấu tổ chức mới.
Điểm nhấn trong ngành thủy điện
Nhà máy thủy điện Đa Nhim có công suất 160MW là một trong những công trình thủy điện đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, khai thác tiềm năng to lớn của hệ thống sông Đồng Nai và là công trình mang đậm dấu ấn nhất trong bốn nhà máy thủy điện do Công ty đang quản lý vận hành.
Được xây dựng ở bậc thang trên cùng của hệ thống sông Đồng Nai, sử dụng trực tiếp nguồn nước của sông Đa Nhim và sông Krông Le, trong những năm tháng kháng chiến chống đế quốc Mỹ, nhà máy đóng vai trò cung cấp điện chủ yếu cho khu vực miền Nam.
Theo sự phát triển của ngành điện, nhà máy thủy điện Trị An, rồi Thác Mơ... được xây dựng, lượng nước của Đa Nhim sau khi phát điện còn được dùng tiếp cho thủy điện Sông Pha có công suất 7,5MW, cung cấp cho khu vực Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và Cam Ranh của tỉnh Khánh Hòa và nước sinh hoạt, tưới tiêu cho tỉnh Ninh Thuận.
Thử một lần đứng dưới chân đèo Ngoạn Mục, nhìn hai đường ống thủy áp như đôi trăn khồng lồ bằng thép bạc sáng chói nằm vắt từ đỉnh xuống đến chân đèo mới thấy rõ hiệu quả, lợi thế có một không hai của một nhà máy thủy điện sử dụng nguồn thủy năng đổ xuống các tổ máy phát điện từ độ cao 800m.
“Chính vì vậy mà cũng có thể khẳng định đây là nhà máy đạt hiệu quả cao nhất trong các nhà máy thủy điện ở Việt Nam,” Phó Giám đốc Công ty Lê Văn Quang khẳng định.
Nhà máy tuy thiết kế 6.400 giờ/năm nhưng hiện nay thường xuyên chạy đến 8.200 giờ/năm, thiết bị vận hành ổn định, ít bị sự cố, nhất là từ khi nhà máy hoàn tất việc phục hồi thay thế hầu hết các thiết bị chính từ năm 2006.
Nhà máy thủy điện Sông Pha là công trình bậc thang dưới của Nhà máy Đa Nhim. Còn hai nhà máy thủy điện Hàm Thuận-Đa Mi có công suất 475MW được xây dựng trên sông La Ngà là chi lưu và là nấc thang giữa của hệ thống sông Đồng Nai.
Nhà máy Hàm Thuận sử dụng trực tiếp nguồn nước của sông La Ngà để chạy hai tổ máy phát điện. Nước sau khi chạy máy Hàm Thuận được dẫn về hồ chứa Đa Mi và tiếp tục được sử dụng để chạy hai tổ máy Đa Mi. Nước sau khi chạy máy Đa Nhim được nhập trở lại sông La Ngà để cuối cùng đổ về hồ chứa thủy điện Trị An.
Điện năng của hai nhà máy này phần lớn hòa vào hệ thống điện quốc gia qua các đường dây 220kV Hàm Thuận-Bảo Lộc, Hàm Thuận-Long Thành, Đa Mi-Long Thành và phần còn lại cung cấp cho khu vực tỉnh Bình Thuận. Ngoài phát điện, hai công trình này còn gia tăng lưu lượng dòng chảy đến hồ Trị An trong mùa khô và góp phần tăng thêm sản lượng của Nhà máy thủy điện Trị An.
Kể từ khi sáp nhập hai cụm nhà máy thủy điện Đa Nhim-Sông Pha và Hàm Thuận-Đa Mi về một đầu mối quản lý là Công ty thủy điện Đa Nhim-Hàm Thuận-Đa Mi và chuyển sang hạch toán kinh tế độc lập kể từ 1/7/2005 theo Quyết định của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương), có thể nói công ty đã tạo một mô hình tập trung các nhà máy thủy điện trên cùng một hệ thống sông về một đầu mối để quản lý có hiệu quả về con người và vật tư dự phòng.
Tiếp tục mở rộng lĩnh vực kinh doanh
Ngoài tập trung vào lĩnh vực sản xuất điện năng, Công ty đang mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ kỹ thuật trọn gói cho các nhà máy thủy điện nhỏ và vừa trong khu vực Tây Nguyên và các tỉnh lân cận.
Bên cạnh đó, Công ty tham gia góp vốn và đầu tư vào các dự án phong điện như điện gió Phú Lạc, điện gió Lợi Hải, Công Hải tại Ninh Thuận và Bình Thuận góp vốn đầu tư các dự án thủy điện A Vương, Sêrepok, Sê San 4, Sông Ba Hạ.
Sau khi cổ phần hóa, Công ty có được thuận lợi là mô hình quản lý được sắp xếp theo hướng chủ động và linh hoạt trong quá trình hoạt động. Nhân lực của công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quản lý và vận hành.
Công ty lại ký hợp đồng bán điện trực tiếp với EVN nên bảo đảm đầu ra ổn định, tạo điều kiện cho công ty tập trung vào sản xuất, khai thác nguồn thủy năng một cách hợp lý, có hiệu quả, tiến tới mở rộng địa bàn và phạm vi hoạt động.
Với hai khu vực phát điện là Đa Nhim-Sông Pha và Hàm Thuận-Đa Mi tách biệt nhau về vị trí địa lý nên cũng có thể bù đắp sản lượng và chia sẻ rủi ro cho nhau khi thời tiết biến động.
Với giá bán điện bình quân năm 2009 là 249,67đồng/kWh (đã bao gồm cả lãi vay), dự kiến sau cổ phần hóa, giá bán bình quân sẽ là 483,74đồng/kWh, Công ty đảm bảo có lãi và có sức cạnh tranh cao khi tham gia thị trường phát điện cạnh tranh trong thời gian tới.
Theo phương án kinh doanh của EVN HPC DHD trong giai đoạn 2010-2013, để đảm bảo đạt lượng điện sản xuất 2.576 triệu kWh/năm, Công ty sẽ tăng cường công tác quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành để nâng cao tính sẵn sàng của thiết bị, đáp ứng yêu cầu phát điện an toàn, liên tục, hiệu quả; chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị dự phòng chiến lược nhằm kịp thời thay thế đối với các linh kiện, thiết bị hay hỏng hóc hoặc vật tư tiêu hao theo thời gian.
Ngoài ra, Công ty cũng có chiến lược cung cấp dịch vụ bên ngoài bằng việc thành lập Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật là đơn vị trực thuộc để chuyên trách phần cung cấp dịch vụ kỹ thuật cho các nhà máy điện và các cơ sở công nghiệp trong khu vực Tây Nguyên.
Dự tính, lợi nhuận thực hiện sau thuế của Công ty sẽ đạt khoảng 250,6 tỷ đồng năm nay và tăng lên gần 268,7 tỷ đồng vào năm 2013. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ cũng đạt tương ứng 5,85% trong năm nay và 6,33% vào năm 2013.
Sau IPO, Công ty sẽ nhanh chóng hoàn tất các thủ tục để tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu và chuyển san hoạt động theo hình thức công ty cổ phần dự kiến vào quý 4 năm nay và tiến hành đăng ký niêm yết trên sàn chứng khoán trong quý 1/2011.
Để tập trung mô hình sản xuất trong thời gian tới và chuẩn bị cho tiến trình cổ phần hóa, Công ty đưa toàn bộ thiết bị điều khiển từ ba nhà máy Đa Nhim-Hàm Thuận-Đa Mi về Bảo Lộc để công ty điều hành chung. Toàn bộ lực lượng sửa chữa sẽ từ Đa Nhim về Bảo Lộc để trở thành một trung tâm dịch vụ sửa chữa, chỉ giữ lại một số ít công nhân vận hành, sửa chữa tại chỗ.
Công ty cũng triển khai dự án hồ phụ và nhà máy thủy điện sau đập công suất khoảng 11MW để tăng sản lượng điện cho Nhà máy Đa Nhim.
Có thể nói, hiện Việt Nam đã có thêm nhiều công trình thủy điện lớn nhưng Đa Nhim nói riêng và Công ty thủy điện Đa Nhim-Hàm Thuận-Đa Mi nói chung mãi mãi được các chuyên gia trong ngành ghi nhớ là dấu ấn lịch sử của ngành thủy điện Việt Nam./.
Là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, EVN HPC DHD được đánh giá là có vị trí lớn thứ ba so với các nhà máy thủy điện hiện nay với bốn nhà máy sản xuất điện gồm 13 tổ máy, có tổng công suất lắp đặt 642,5MW, điện lượng thiết kế trung bình nhiều năm gần 2,6 tỷ kWh, chiếm tỷ trọng khoảng 4% tổng sản lượng điện thương phẩm toàn ngành.
Do vậy, việc đấu giá cổ phần Nhà nước ra công chúng lần này sẽ hứa hẹn bước chuyển biến mới, cũng như tạo "thế" và "lực" cho EVN HPC DHD trong cơ cấu tổ chức mới.
Điểm nhấn trong ngành thủy điện
Nhà máy thủy điện Đa Nhim có công suất 160MW là một trong những công trình thủy điện đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, khai thác tiềm năng to lớn của hệ thống sông Đồng Nai và là công trình mang đậm dấu ấn nhất trong bốn nhà máy thủy điện do Công ty đang quản lý vận hành.
Được xây dựng ở bậc thang trên cùng của hệ thống sông Đồng Nai, sử dụng trực tiếp nguồn nước của sông Đa Nhim và sông Krông Le, trong những năm tháng kháng chiến chống đế quốc Mỹ, nhà máy đóng vai trò cung cấp điện chủ yếu cho khu vực miền Nam.
Theo sự phát triển của ngành điện, nhà máy thủy điện Trị An, rồi Thác Mơ... được xây dựng, lượng nước của Đa Nhim sau khi phát điện còn được dùng tiếp cho thủy điện Sông Pha có công suất 7,5MW, cung cấp cho khu vực Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và Cam Ranh của tỉnh Khánh Hòa và nước sinh hoạt, tưới tiêu cho tỉnh Ninh Thuận.
Thử một lần đứng dưới chân đèo Ngoạn Mục, nhìn hai đường ống thủy áp như đôi trăn khồng lồ bằng thép bạc sáng chói nằm vắt từ đỉnh xuống đến chân đèo mới thấy rõ hiệu quả, lợi thế có một không hai của một nhà máy thủy điện sử dụng nguồn thủy năng đổ xuống các tổ máy phát điện từ độ cao 800m.
“Chính vì vậy mà cũng có thể khẳng định đây là nhà máy đạt hiệu quả cao nhất trong các nhà máy thủy điện ở Việt Nam,” Phó Giám đốc Công ty Lê Văn Quang khẳng định.
Nhà máy tuy thiết kế 6.400 giờ/năm nhưng hiện nay thường xuyên chạy đến 8.200 giờ/năm, thiết bị vận hành ổn định, ít bị sự cố, nhất là từ khi nhà máy hoàn tất việc phục hồi thay thế hầu hết các thiết bị chính từ năm 2006.
Nhà máy thủy điện Sông Pha là công trình bậc thang dưới của Nhà máy Đa Nhim. Còn hai nhà máy thủy điện Hàm Thuận-Đa Mi có công suất 475MW được xây dựng trên sông La Ngà là chi lưu và là nấc thang giữa của hệ thống sông Đồng Nai.
Nhà máy Hàm Thuận sử dụng trực tiếp nguồn nước của sông La Ngà để chạy hai tổ máy phát điện. Nước sau khi chạy máy Hàm Thuận được dẫn về hồ chứa Đa Mi và tiếp tục được sử dụng để chạy hai tổ máy Đa Mi. Nước sau khi chạy máy Đa Nhim được nhập trở lại sông La Ngà để cuối cùng đổ về hồ chứa thủy điện Trị An.
Điện năng của hai nhà máy này phần lớn hòa vào hệ thống điện quốc gia qua các đường dây 220kV Hàm Thuận-Bảo Lộc, Hàm Thuận-Long Thành, Đa Mi-Long Thành và phần còn lại cung cấp cho khu vực tỉnh Bình Thuận. Ngoài phát điện, hai công trình này còn gia tăng lưu lượng dòng chảy đến hồ Trị An trong mùa khô và góp phần tăng thêm sản lượng của Nhà máy thủy điện Trị An.
Kể từ khi sáp nhập hai cụm nhà máy thủy điện Đa Nhim-Sông Pha và Hàm Thuận-Đa Mi về một đầu mối quản lý là Công ty thủy điện Đa Nhim-Hàm Thuận-Đa Mi và chuyển sang hạch toán kinh tế độc lập kể từ 1/7/2005 theo Quyết định của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương), có thể nói công ty đã tạo một mô hình tập trung các nhà máy thủy điện trên cùng một hệ thống sông về một đầu mối để quản lý có hiệu quả về con người và vật tư dự phòng.
Tiếp tục mở rộng lĩnh vực kinh doanh
Ngoài tập trung vào lĩnh vực sản xuất điện năng, Công ty đang mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ kỹ thuật trọn gói cho các nhà máy thủy điện nhỏ và vừa trong khu vực Tây Nguyên và các tỉnh lân cận.
Bên cạnh đó, Công ty tham gia góp vốn và đầu tư vào các dự án phong điện như điện gió Phú Lạc, điện gió Lợi Hải, Công Hải tại Ninh Thuận và Bình Thuận góp vốn đầu tư các dự án thủy điện A Vương, Sêrepok, Sê San 4, Sông Ba Hạ.
Sau khi cổ phần hóa, Công ty có được thuận lợi là mô hình quản lý được sắp xếp theo hướng chủ động và linh hoạt trong quá trình hoạt động. Nhân lực của công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quản lý và vận hành.
Công ty lại ký hợp đồng bán điện trực tiếp với EVN nên bảo đảm đầu ra ổn định, tạo điều kiện cho công ty tập trung vào sản xuất, khai thác nguồn thủy năng một cách hợp lý, có hiệu quả, tiến tới mở rộng địa bàn và phạm vi hoạt động.
Với hai khu vực phát điện là Đa Nhim-Sông Pha và Hàm Thuận-Đa Mi tách biệt nhau về vị trí địa lý nên cũng có thể bù đắp sản lượng và chia sẻ rủi ro cho nhau khi thời tiết biến động.
Với giá bán điện bình quân năm 2009 là 249,67đồng/kWh (đã bao gồm cả lãi vay), dự kiến sau cổ phần hóa, giá bán bình quân sẽ là 483,74đồng/kWh, Công ty đảm bảo có lãi và có sức cạnh tranh cao khi tham gia thị trường phát điện cạnh tranh trong thời gian tới.
Theo phương án kinh doanh của EVN HPC DHD trong giai đoạn 2010-2013, để đảm bảo đạt lượng điện sản xuất 2.576 triệu kWh/năm, Công ty sẽ tăng cường công tác quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành để nâng cao tính sẵn sàng của thiết bị, đáp ứng yêu cầu phát điện an toàn, liên tục, hiệu quả; chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị dự phòng chiến lược nhằm kịp thời thay thế đối với các linh kiện, thiết bị hay hỏng hóc hoặc vật tư tiêu hao theo thời gian.
Ngoài ra, Công ty cũng có chiến lược cung cấp dịch vụ bên ngoài bằng việc thành lập Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật là đơn vị trực thuộc để chuyên trách phần cung cấp dịch vụ kỹ thuật cho các nhà máy điện và các cơ sở công nghiệp trong khu vực Tây Nguyên.
Dự tính, lợi nhuận thực hiện sau thuế của Công ty sẽ đạt khoảng 250,6 tỷ đồng năm nay và tăng lên gần 268,7 tỷ đồng vào năm 2013. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ cũng đạt tương ứng 5,85% trong năm nay và 6,33% vào năm 2013.
Sau IPO, Công ty sẽ nhanh chóng hoàn tất các thủ tục để tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu và chuyển san hoạt động theo hình thức công ty cổ phần dự kiến vào quý 4 năm nay và tiến hành đăng ký niêm yết trên sàn chứng khoán trong quý 1/2011.
Để tập trung mô hình sản xuất trong thời gian tới và chuẩn bị cho tiến trình cổ phần hóa, Công ty đưa toàn bộ thiết bị điều khiển từ ba nhà máy Đa Nhim-Hàm Thuận-Đa Mi về Bảo Lộc để công ty điều hành chung. Toàn bộ lực lượng sửa chữa sẽ từ Đa Nhim về Bảo Lộc để trở thành một trung tâm dịch vụ sửa chữa, chỉ giữ lại một số ít công nhân vận hành, sửa chữa tại chỗ.
Công ty cũng triển khai dự án hồ phụ và nhà máy thủy điện sau đập công suất khoảng 11MW để tăng sản lượng điện cho Nhà máy Đa Nhim.
Có thể nói, hiện Việt Nam đã có thêm nhiều công trình thủy điện lớn nhưng Đa Nhim nói riêng và Công ty thủy điện Đa Nhim-Hàm Thuận-Đa Mi nói chung mãi mãi được các chuyên gia trong ngành ghi nhớ là dấu ấn lịch sử của ngành thủy điện Việt Nam./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)