Các chuyên gia cảnh báo những nỗ lực nhằm khuyến khích sản xuất dầu cọ một cách bền vững (tức thân thiện với môi trường) được đưa ra cách đây vài năm không bắt kịp với tiến độ mở rộng diện tích trồng cọ.
Dầu ăn là chất chủ chốt trong xàphòng và thực phẩm (từ bơ lạc tới bánh kẹo), nhưng việc tăng cường trồng cọ lại là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với các khu rừng nhiệt đới đang ngày một hẹp.
Đây có lẽ sẽ là chủ đề "nóng" trong phiên họp thường niên của Hội nghị bàn tròn về dầu cọ bền vững (RSPO) - dự kiến diễn ra trong thời gian từ ngày 22-24/11 ở Malaysia, nhà sản xuất dầu cọ chủ chốt của thế giới.
Các nguồn cung "ô hợp" trên quy mô toàn cầu cũng cản trở những nỗ lực để phân biệt loại dầu được sản xuất một cách bền vững.
Năm 2010, sản lượng dầu cọ được cấp chứng nhận bền vững (CPSO) đạt 5,2 triệu tấn, tương đương 10% nguồn cung toàn cầu. Tuy nhiên, chỉ có 56% trong số này được tiêu thụ.
Dầu cọ chiếm khoảng 35% thị trường dầu thực vật của thế giới, và hoạt động sản xuất dầu cọ dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 40 năm tới.
Theo các chuyên gia môi trường, hậu quả đối với các khu rừng nhiệt đới tại Malaysia và Indonesia (những nhà sản xuất lớn, chiếm 85% sản lượng của thế giới) sẽ rất thảm khốc, nếu không có sự thay đổi.
Nhiều cánh rừng nguyên sinh bị phát quang để mở đường cho các đồn điền cọ tại hai nước trên. Rừng bị mất góp phần vào hiện tượng thay đổi khí hậu và đẩy nhiều loài sinh vật vào tình trạng nguy hiểm.
Được khởi động năm 2004, RSPO quy tụ nhiều nhà sản xuất và các hãng chế tạo hàng tiêu dùng. RSPO đã "khai sinh" ra các tiêu chuẩn quốc tế về dầu cọ bền vững.
Dầu cọ được gắn mác bền vững phải đạt được một loạt tiêu chí, trong đó có việc không khai phá các khu rừng nguyên sinh. Tuy nhiên, những nhân tố như chi phí sản xuất tăng, nhiều người trồng cọ chạy theo việc tăng sản lượng để tận dụng giá dầu cọ đang cao, và các dây chuyền cung cấp không tương xứng... đã trở thành rào cản đối với nỗ lực này.
Trong một thông tin có liên quan, các "đại gia" trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng như Unilever, McDonald hay Burger King đều đã cam kết tới năm 2015 sẽ chỉ sử dụng loại dầu cọ bền vững./.
Dầu ăn là chất chủ chốt trong xàphòng và thực phẩm (từ bơ lạc tới bánh kẹo), nhưng việc tăng cường trồng cọ lại là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với các khu rừng nhiệt đới đang ngày một hẹp.
Đây có lẽ sẽ là chủ đề "nóng" trong phiên họp thường niên của Hội nghị bàn tròn về dầu cọ bền vững (RSPO) - dự kiến diễn ra trong thời gian từ ngày 22-24/11 ở Malaysia, nhà sản xuất dầu cọ chủ chốt của thế giới.
Các nguồn cung "ô hợp" trên quy mô toàn cầu cũng cản trở những nỗ lực để phân biệt loại dầu được sản xuất một cách bền vững.
Năm 2010, sản lượng dầu cọ được cấp chứng nhận bền vững (CPSO) đạt 5,2 triệu tấn, tương đương 10% nguồn cung toàn cầu. Tuy nhiên, chỉ có 56% trong số này được tiêu thụ.
Dầu cọ chiếm khoảng 35% thị trường dầu thực vật của thế giới, và hoạt động sản xuất dầu cọ dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 40 năm tới.
Theo các chuyên gia môi trường, hậu quả đối với các khu rừng nhiệt đới tại Malaysia và Indonesia (những nhà sản xuất lớn, chiếm 85% sản lượng của thế giới) sẽ rất thảm khốc, nếu không có sự thay đổi.
Nhiều cánh rừng nguyên sinh bị phát quang để mở đường cho các đồn điền cọ tại hai nước trên. Rừng bị mất góp phần vào hiện tượng thay đổi khí hậu và đẩy nhiều loài sinh vật vào tình trạng nguy hiểm.
Được khởi động năm 2004, RSPO quy tụ nhiều nhà sản xuất và các hãng chế tạo hàng tiêu dùng. RSPO đã "khai sinh" ra các tiêu chuẩn quốc tế về dầu cọ bền vững.
Dầu cọ được gắn mác bền vững phải đạt được một loạt tiêu chí, trong đó có việc không khai phá các khu rừng nguyên sinh. Tuy nhiên, những nhân tố như chi phí sản xuất tăng, nhiều người trồng cọ chạy theo việc tăng sản lượng để tận dụng giá dầu cọ đang cao, và các dây chuyền cung cấp không tương xứng... đã trở thành rào cản đối với nỗ lực này.
Trong một thông tin có liên quan, các "đại gia" trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng như Unilever, McDonald hay Burger King đều đã cam kết tới năm 2015 sẽ chỉ sử dụng loại dầu cọ bền vững./.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)