Chiều 9/2, trên sàn giao dịch điện tử châu Á, giá dầu thô lại bị đẩy lên cao, trong đó giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng Ba tới tăng 38 xu lên trên ngưỡng 100 USD/thùng, đạt 100,30 USD/thùng, trong khi dầu ngọt nhẹ giao cùng kỳ hạn cũng tăng 54 xu lên 87,48 USD/thùng.
Lý giải về nguyên nhân tăng giá, giới kinh doanh tại sàn cho rằng dự báo về dự trữ xăng dầu của Mỹ giảm cùng với những cuộc biểu tình kéo dài đòi lật đổ Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak tại quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo và nhiều thành phố khác đã hỗ trợ giá dầu mỏ.
Cuối ngày 8/2, Viện Nghiên cứu Dầu mỏ Mỹ dự đoán kho dự trữ của Mỹ có thể đã giảm 558.000 thùng dầu trong tuần kết thúc ngày 5/2 vừa qua.
Theo nhà phân tích đầu tư Ong Yi Ling thuộc Phillip Futures có trụ sở ở Singapore, nỗi lo về căng thẳng chính trị tại Ai Cập vẫn luôn tồn tại, dù có lúc mạnh lên hay có lúc yếu đi và đây liên tục là nhân tố tác động trực tiếp tới giá dầu, vì kênh đào Suez thuộc Ai Cập là nơi trung chuyển dầu quan trọng trên thế giới.
Đêm trước tại phương Tây, việc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) thông báo tăng lãi suất cơ bản thêm 25 điểm phần trăm đối với các khoản cho vay và tiền gửi kỳ hạn một năm (bắt đầu áp dụng từ ngày 9/2) ngay lập tức tác động lên thị trường dầu mỏ thế giới, khiến giá dầu ngọt nhẹ đi xuống trong phiên cùng ngày.
Đây là đợt tăng lãi suất cơ bản đầu tiên của PBoC trong năm nay và là đợt tăng thứ ba trong bốn tháng qua. Giới phân tích cho rằng việc chọn thời điểm tăng lãi suất ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đã phát đi tín hiệu mạnh mẽ cho thấy Trung Quốc đang nỗ lực kiềm chế lạm phát.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa New York, giá dầu chuẩn Tây Texas (hay còn gọi là dầu ngọt nhẹ) giao tháng Ba tới chốt phiên 8/2 ở mức 86,94 USD/thùng, giảm 54 xu so với phiên trước.
Trong phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn có lúc đã giảm xuống dưới ngưỡng 98 USD/thùng, song khi kết thúc phiên lại leo lên 99,92 USD/thùng, tăng 67 xu so với phiên đầu tuần./.
Lý giải về nguyên nhân tăng giá, giới kinh doanh tại sàn cho rằng dự báo về dự trữ xăng dầu của Mỹ giảm cùng với những cuộc biểu tình kéo dài đòi lật đổ Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak tại quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo và nhiều thành phố khác đã hỗ trợ giá dầu mỏ.
Cuối ngày 8/2, Viện Nghiên cứu Dầu mỏ Mỹ dự đoán kho dự trữ của Mỹ có thể đã giảm 558.000 thùng dầu trong tuần kết thúc ngày 5/2 vừa qua.
Theo nhà phân tích đầu tư Ong Yi Ling thuộc Phillip Futures có trụ sở ở Singapore, nỗi lo về căng thẳng chính trị tại Ai Cập vẫn luôn tồn tại, dù có lúc mạnh lên hay có lúc yếu đi và đây liên tục là nhân tố tác động trực tiếp tới giá dầu, vì kênh đào Suez thuộc Ai Cập là nơi trung chuyển dầu quan trọng trên thế giới.
Đêm trước tại phương Tây, việc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) thông báo tăng lãi suất cơ bản thêm 25 điểm phần trăm đối với các khoản cho vay và tiền gửi kỳ hạn một năm (bắt đầu áp dụng từ ngày 9/2) ngay lập tức tác động lên thị trường dầu mỏ thế giới, khiến giá dầu ngọt nhẹ đi xuống trong phiên cùng ngày.
Đây là đợt tăng lãi suất cơ bản đầu tiên của PBoC trong năm nay và là đợt tăng thứ ba trong bốn tháng qua. Giới phân tích cho rằng việc chọn thời điểm tăng lãi suất ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đã phát đi tín hiệu mạnh mẽ cho thấy Trung Quốc đang nỗ lực kiềm chế lạm phát.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa New York, giá dầu chuẩn Tây Texas (hay còn gọi là dầu ngọt nhẹ) giao tháng Ba tới chốt phiên 8/2 ở mức 86,94 USD/thùng, giảm 54 xu so với phiên trước.
Trong phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn có lúc đã giảm xuống dưới ngưỡng 98 USD/thùng, song khi kết thúc phiên lại leo lên 99,92 USD/thùng, tăng 67 xu so với phiên đầu tuần./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)