Một con bò nặng nửa tấn bước vào vòng đấu, phì phò thở trước khi tông hết sức vào hàng rào các khán giả, gây ra những tiếng kêu vừa phấn khích vừa hoảng loạn trong đám đông.
Đó có thể là một cảnh tượng ở Tây Ban Nha, nhưng đây lại là đấu bò theo kiểu Nepal, một môn cũng đã có truyền thống hàng trăm năm ở vùng núi Himalaya và đang nở rộ trong bối cảnh môn thi đấu tương tự đang mờ nhạt ở châu Âu.
Mỗi năm hàng nghìn người Nepal tới xem các cuộc đấu bò nhân ngày lễ Maghe Sankranti, ngày đầu tiên của tháng thứ mười theo lịch của nước này, khi người dân kỷ niệm kết thúc mùa Hè và cầu nguyện cho một mùa Xuân ấm áp.
Không giống như ở châu Âu, đấu bò ở Nepal không có đấu sỹ, mà là các con bò đấu với nhau. Bò được dùng là loại bò truyền thống của vùng Tây Tạng và Himalaya, một giống vật thiêng liêng trong tín ngưỡng Hindu chiếm đa số ở Nepal.
“Đấu bò đã có lịch sử lâu đời. Ông tôi thường nói, phải từ hơn 200 năm trước,” Janak Raj Dhungana, người tổ chức lễ đấu bò ở làng Taruka, cách thủ đô Kathmandu 80 km về phía bắc, nói. “Các cuộc đấu bò diễn ra ở những nơi khác nhau khắp vùng Nuwakot, nhưng sáu năm trước chúng tôi bắt đầu tổ chức những cuộc đấu với quy mô lớn hơn.”
Bảy cặp bò sẽ đấu trong vòng với sự chứng kiến của đám đông khán giả trên một triền đồi. Số khán giả thường lên tới 5.000 người và dù phần thưởng không lớn lắm, khi giải nhất chỉ có giá trị 1.000 rupee (12 USD), những người tham gia vẫn rất tự hào.
Bò đấu được chọn từ khi còn là bê và được huấn luyện các kỹ năng thi đấu thành thục trước kỳ lễ hội, được miễn hoàn toàn các công việc đồng áng hay chở đồ nặng nhọc mà những con khác phải gánh vác.
Một khác biệt quan trọng là ở Nepal, đấu bò phải tránh đổ máu, khi con bò nào đã đuối sức và bỏ chạy, cuộc đấu sẽ kết thúc. Hiếm khi nào các con bò, hay khán giả, bị thương. Tuy nhiên, trò đấu bò này vẫn bị chỉ trích bởi Mạng lưới phúc lợi động vật Nepal cho rằng từng có những con bị gãy xương vì thi đấu./.
Đó có thể là một cảnh tượng ở Tây Ban Nha, nhưng đây lại là đấu bò theo kiểu Nepal, một môn cũng đã có truyền thống hàng trăm năm ở vùng núi Himalaya và đang nở rộ trong bối cảnh môn thi đấu tương tự đang mờ nhạt ở châu Âu.
Mỗi năm hàng nghìn người Nepal tới xem các cuộc đấu bò nhân ngày lễ Maghe Sankranti, ngày đầu tiên của tháng thứ mười theo lịch của nước này, khi người dân kỷ niệm kết thúc mùa Hè và cầu nguyện cho một mùa Xuân ấm áp.
Không giống như ở châu Âu, đấu bò ở Nepal không có đấu sỹ, mà là các con bò đấu với nhau. Bò được dùng là loại bò truyền thống của vùng Tây Tạng và Himalaya, một giống vật thiêng liêng trong tín ngưỡng Hindu chiếm đa số ở Nepal.
“Đấu bò đã có lịch sử lâu đời. Ông tôi thường nói, phải từ hơn 200 năm trước,” Janak Raj Dhungana, người tổ chức lễ đấu bò ở làng Taruka, cách thủ đô Kathmandu 80 km về phía bắc, nói. “Các cuộc đấu bò diễn ra ở những nơi khác nhau khắp vùng Nuwakot, nhưng sáu năm trước chúng tôi bắt đầu tổ chức những cuộc đấu với quy mô lớn hơn.”
Bảy cặp bò sẽ đấu trong vòng với sự chứng kiến của đám đông khán giả trên một triền đồi. Số khán giả thường lên tới 5.000 người và dù phần thưởng không lớn lắm, khi giải nhất chỉ có giá trị 1.000 rupee (12 USD), những người tham gia vẫn rất tự hào.
Bò đấu được chọn từ khi còn là bê và được huấn luyện các kỹ năng thi đấu thành thục trước kỳ lễ hội, được miễn hoàn toàn các công việc đồng áng hay chở đồ nặng nhọc mà những con khác phải gánh vác.
Một khác biệt quan trọng là ở Nepal, đấu bò phải tránh đổ máu, khi con bò nào đã đuối sức và bỏ chạy, cuộc đấu sẽ kết thúc. Hiếm khi nào các con bò, hay khán giả, bị thương. Tuy nhiên, trò đấu bò này vẫn bị chỉ trích bởi Mạng lưới phúc lợi động vật Nepal cho rằng từng có những con bị gãy xương vì thi đấu./.
Trần Trọng (AFP/Vietnam+)