Chuyến thăm chớp nhoáng Ấn Độ của Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari hôm 8/4 được dư luận Ấn Độ và khu vực hết sức quan tâm.
Chuyến thăm ngắn ngủi của ông Zardari đã để lại dấu ấn đặc biệt trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ và Pakistan đang được cải thiện bằng các biện pháp xây dựng lòng tin để thúc đẩy hoạt động thương mại qua biên giới.
Trong cuộc viếng thăm không chính thức trên, ông Asif Ali Zardari và Thủ tướng nước chủ nhà Manmohan Singh đã thảo luận các vấn đề quan trọng mà hai bên cùng quan tâm. Chủ nghĩa khủng bố và sự hiện diện của những kẻ tham gia hoạt động chống Ấn Độ tại Pakistan cũng được đề cập đến.
[Tổng thống Pakistan thăm nước láng giềng Ấn Độ]
Thủ tướng Singh đã chính thức nhận lời tới thăm Pakistan trong thời gian sớm nhất. Ông Singh cũng cho biết ông và ông Zardari đã thảo luận các vấn đề song phương với tinh thần “xây dựng và hữu nghị.”
Về phần mình, ông Zardari nói “Chúng tôi đã có các cuộc hội đàm tay đôi rất kết quả. Chúng tôi muốn có các mối quan hệ tốt hơn với Ấn Độ. Chúng tôi hy vọng sẽ sớm gặp Thủ tướng Singh tại Pakistan.”
Quan hệ Ấn Độ và Pakistan trở nên hết sức nhạy cảm sau khi xảy ra vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại thành phố Mumbai ngày 26/11/2008 làm hơn 160 người thiệt mạng, mà nghi can số một là Hafiz Saeed, trùm của tổ chức JuD và LeT có căn cứ tại Pakistan.
Sau sự kiện này, các nhà lãnh đạo hai nước đã nỗ lực để giữ cho mối quan hệ nhiều thăng trầm này khỏi những dao động lớn, đặc biệt khi Ấn Độ yêu cầu Pakistan truy tố Hafiz Saeed, nhưng phía Pakistan lại trả lời “chưa đủ chứng cứ” để buộc tội y.
Các nguồn tin cho biết, hiện Hafiz Saeed vẫn cư trú tại một dinh thị gần thành phố Lahore của Pakistan trong sự canh giữ an ninh cẩn mật. Quan hệ Ấn Độ và Pakistan càng trở nên nhạy cảm hơn khi Mỹ vừa treo giải thưởng 10 triệu USD cho ai bắt được Hafiz Saeed. Trong khi Ấn Độ nhiệt liệt hoan nghênh tuyên bố của Mỹ, thì phía Pakistan vẫn né tránh bình luận về hành động này.
Quan hệ Ấn Độ - Pakistan trước đây luôn trong tình trạng căng thẳng vì những bất đồng lãnh thổ do lịch sử để lại. Ranh giới khu vực tranh chấp Kashmir cho đến nay vẫn được coi như một cái gai khó gỡ trong quan hệ giữa hai nước.
Ngoài những cuộc “cọ xát” nhỏ bằng vũ lực, Pakistan và Ấn Độ đã trải qua hai cuộc chiến tranh năm 1965 và 1971. Tuy nhiên, quan hệ Ấn Độ - Pakistan được cải thiện sau hai chuyến thăm mang tính chất đột phá lịch sử của Thủ tướng Atal Bihari Vajpayee thời ông cầm quyền ở Ấn Độ từ năm 1998 – 2004.
Từ đó đến nay, lãnh đạo hai nước đã có nhiều nỗ lực níu kéo quan hệ thông qua các biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế. Lần đầu tiên kể từ khi biên giới Ấn Độ và Pakistan bị đóng cửa sau các cuộc chiến tranh năm 1965 và năm 1971, ông Singh và ông Zardari đã bắt đầu mở rộng hoạt động kinh tế tới biên giới. Lộ trình về bình thường hoá quan hệ thương mại toàn diện giữa hai nước hiện đang được thực hiện.
Một chuyên viên nghiên cứu chiến lược nổi tiếng của Ấn Độ cho rằng ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, Ấn Độ và Pakistan có thể cân nhắc việc cùng phát triển các đặc khu kinh tế dọc đường biên giới quốc tế tranh chấp giữa hai nước.
Trong khi triển vọng giảm thủ tục visa cho giới doanh nghiệp đang được tính đến, hai bên phải cân nhắc việc “tự do hoá thị thực” một cách toàn diện hơn, đặc biệt cho những người đi lại với mục đích tôn giáo và những người có quan hệ gia đình bên kia biên giới.
Báo chí Ấn Độ cho rằng cuộc gặp thượng đỉnh hiếm hoi giữa ông Manmohan Singh và ông Ali Zardari là rất quan trọng. Tuy nhiên, ông Singh và ông Zardari biết rằng trong bối cảnh chính trị ảm đạm mà cả hai phải đối mặt, thì những điểm sáng duy nhất là những khả năng mà họ có thể tạo ra cho nhau trong việc thăm dò các “đại lộ mới” về hợp tác song phương.
Chuyến thăm Pakistan mà Thủ tướng Singh hứa sẽ “sớm” diễn ra được kỳ vọng là cơ hội để các nhà lãnh đạo hai nước tiếp tục cải thiện quan hệ./.
Chuyến thăm ngắn ngủi của ông Zardari đã để lại dấu ấn đặc biệt trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ và Pakistan đang được cải thiện bằng các biện pháp xây dựng lòng tin để thúc đẩy hoạt động thương mại qua biên giới.
Trong cuộc viếng thăm không chính thức trên, ông Asif Ali Zardari và Thủ tướng nước chủ nhà Manmohan Singh đã thảo luận các vấn đề quan trọng mà hai bên cùng quan tâm. Chủ nghĩa khủng bố và sự hiện diện của những kẻ tham gia hoạt động chống Ấn Độ tại Pakistan cũng được đề cập đến.
[Tổng thống Pakistan thăm nước láng giềng Ấn Độ]
Thủ tướng Singh đã chính thức nhận lời tới thăm Pakistan trong thời gian sớm nhất. Ông Singh cũng cho biết ông và ông Zardari đã thảo luận các vấn đề song phương với tinh thần “xây dựng và hữu nghị.”
Về phần mình, ông Zardari nói “Chúng tôi đã có các cuộc hội đàm tay đôi rất kết quả. Chúng tôi muốn có các mối quan hệ tốt hơn với Ấn Độ. Chúng tôi hy vọng sẽ sớm gặp Thủ tướng Singh tại Pakistan.”
Quan hệ Ấn Độ và Pakistan trở nên hết sức nhạy cảm sau khi xảy ra vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại thành phố Mumbai ngày 26/11/2008 làm hơn 160 người thiệt mạng, mà nghi can số một là Hafiz Saeed, trùm của tổ chức JuD và LeT có căn cứ tại Pakistan.
Sau sự kiện này, các nhà lãnh đạo hai nước đã nỗ lực để giữ cho mối quan hệ nhiều thăng trầm này khỏi những dao động lớn, đặc biệt khi Ấn Độ yêu cầu Pakistan truy tố Hafiz Saeed, nhưng phía Pakistan lại trả lời “chưa đủ chứng cứ” để buộc tội y.
Các nguồn tin cho biết, hiện Hafiz Saeed vẫn cư trú tại một dinh thị gần thành phố Lahore của Pakistan trong sự canh giữ an ninh cẩn mật. Quan hệ Ấn Độ và Pakistan càng trở nên nhạy cảm hơn khi Mỹ vừa treo giải thưởng 10 triệu USD cho ai bắt được Hafiz Saeed. Trong khi Ấn Độ nhiệt liệt hoan nghênh tuyên bố của Mỹ, thì phía Pakistan vẫn né tránh bình luận về hành động này.
Quan hệ Ấn Độ - Pakistan trước đây luôn trong tình trạng căng thẳng vì những bất đồng lãnh thổ do lịch sử để lại. Ranh giới khu vực tranh chấp Kashmir cho đến nay vẫn được coi như một cái gai khó gỡ trong quan hệ giữa hai nước.
Ngoài những cuộc “cọ xát” nhỏ bằng vũ lực, Pakistan và Ấn Độ đã trải qua hai cuộc chiến tranh năm 1965 và 1971. Tuy nhiên, quan hệ Ấn Độ - Pakistan được cải thiện sau hai chuyến thăm mang tính chất đột phá lịch sử của Thủ tướng Atal Bihari Vajpayee thời ông cầm quyền ở Ấn Độ từ năm 1998 – 2004.
Từ đó đến nay, lãnh đạo hai nước đã có nhiều nỗ lực níu kéo quan hệ thông qua các biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế. Lần đầu tiên kể từ khi biên giới Ấn Độ và Pakistan bị đóng cửa sau các cuộc chiến tranh năm 1965 và năm 1971, ông Singh và ông Zardari đã bắt đầu mở rộng hoạt động kinh tế tới biên giới. Lộ trình về bình thường hoá quan hệ thương mại toàn diện giữa hai nước hiện đang được thực hiện.
Một chuyên viên nghiên cứu chiến lược nổi tiếng của Ấn Độ cho rằng ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, Ấn Độ và Pakistan có thể cân nhắc việc cùng phát triển các đặc khu kinh tế dọc đường biên giới quốc tế tranh chấp giữa hai nước.
Trong khi triển vọng giảm thủ tục visa cho giới doanh nghiệp đang được tính đến, hai bên phải cân nhắc việc “tự do hoá thị thực” một cách toàn diện hơn, đặc biệt cho những người đi lại với mục đích tôn giáo và những người có quan hệ gia đình bên kia biên giới.
Báo chí Ấn Độ cho rằng cuộc gặp thượng đỉnh hiếm hoi giữa ông Manmohan Singh và ông Ali Zardari là rất quan trọng. Tuy nhiên, ông Singh và ông Zardari biết rằng trong bối cảnh chính trị ảm đạm mà cả hai phải đối mặt, thì những điểm sáng duy nhất là những khả năng mà họ có thể tạo ra cho nhau trong việc thăm dò các “đại lộ mới” về hợp tác song phương.
Chuyến thăm Pakistan mà Thủ tướng Singh hứa sẽ “sớm” diễn ra được kỳ vọng là cơ hội để các nhà lãnh đạo hai nước tiếp tục cải thiện quan hệ./.
Minh Lý/New Delhi (Vietnam+)