Những người yêu văn thơ Việt Nam đã thân thuộc với những cây bút lừng danh của Xứ Đoài nhưng không phải ai cũng biết, chỉ riêng huyện Đan Phượng, thuộc Xứ Đoài những năm qua đã có đóng góp đáng ghi nhận cho văn học nước nhà qua những tập sáng tác thơ ca hàng năm của huyện.
Có thể nói, từ trước đến nay, rất hiếm có huyện nào ở Việt Nam lại ra được tập những sáng tác văn thơ của huyện đều đặn hàng năm và chất lượng như Đan Phương.
Theo lời tâm sự của ông Nguyễn Xuân Cửu, Bí thư Huyện ủy Đan Phượng: “Vùng đất cổ Chu Diên, Đan Sơn, huyện Đan Phượng, một miền quê trải ngàn năm lịch sử tích tụ, lắng đọng xây đắp lên truyền thống văn hiến ngàn đời… Chính mảnh đất và con người Đan Phượng cùng bao truyền thống tốt đẹp đã khơi gợi cảm xúc cho nghệ thuật, chắp cánh cho thơ ca, nhạc, họa.”
Cứ mỗi độ xuân về, ngành văn hóa huyện Đan Phượng lại cho ra mắt bạn đọc một ấn phẩm thơ mới. Đến nay, đã chín mùa xuân kể từ khi thành lập Câu lạc bộ thơ Đan Phượng cũng là đã có chín tập “Đan Phượng thơ” ra mắt bạn đọc.
Mỗi tập thơ đều mang lại những sắc màu mới mẻ, đa dạng và phong phú.
Không chỉ là sự góp mặt của các văn nghệ sỹ nổi tiếng như: Nhà thơ Phan Văn Đà, Khổng Minh Dụ, Nghiêm Bằng, Nguyễn Đăng Luận, nhạc sỹ Đoàn Bổng, nhà nghiên cứu Đào Hà… mà cả những người không phải là văn nghệ sỹ chuyên nghiệp nhưng yêu nghệ thuật như Nguyễn Đức Thục, Trần Trọng Kiểm…
Những người con Đan Phượng này đã dành tình cảm, trí tuệ của mình vào những sáng tác ca ngợi quê hương trong diện mạo mới, phát triển, nhanh, mạnh, toàn diện và bền vững.
Là một người rất am hiểu về mảnh đất Đan Phượng và từng đọc những sáng tác của Câu lạc bộ thơ huyện Đan Phượng, Thiếu Tướng, nhà văn Hồ Phương cho biết, việc chín năm qua, Đan Phượng cho ra đều những tập sáng tác văn thơ là một điều hết sức đáng trân trọng.
Điều này thể hiện tấm lòng, tình cảm đối với thơ ca, nghệ thuật và đối với quê hương, đất nước của những người con Đan Phượng. Hơn nữa, qua đó đã góp phần quan trọng vào việc gìn giữ những nét đẹp của mảnh đất giầu truyền thống văn hóa này.
“Thơ ca của Đan Phượng là những sáng tác có chất lượng, từ những cây bút chuyên nghiệp đến bán chuyên nghiệp,” nhà văn Hồ Phương khẳng định.
Giải thích cho nhận xét này, nhà văn Hồ Phương nhấn mạnh, Đan Phượng là vùng đất có truyền thống văn hóa, văn nghệ, thơ ca từ lâu đời. Đan Phượng còn là quê hương của chèo tàu, một điệu dân ca quý của dân tộc Việt Nam.
Từ xưa, Đan Phượng đã có những người con là các văn nghệ sỹ nổi tiếng trên cả nước. Ví như, nói đến dân ca người ta sẽ không quên nhắc đến nghệ sỹ Thương Huyền, nói về chèo người ta nhắc ngay đến Tào Mạt, còn về văn thơ thì Đan Phượng cũng có người con làm rạng danh quê hương đó là nhà thơ Quang Dũng.
Đến nay, đã hơn hai mươi năm kể từ ngày nhà thơ Quang Dũng qua đời nhưng những sáng tác của ông vẫn được người đời lưu truyền và tụng ca. Trong đó, tác phẩm “Tây tiến” của ông được xem là một trong những bài thơ hay nhất của thế kỷ XX.
Thơ của Quang Dũng không chỉ được đưa vào chương trình sách giáo khoa trung học phổ thông mà những sáng tác của ông còn được khai thác triệt để, đăng trên các báo, đài và in thành tuyển tập.
Ngoài ra, những sáng tác thơ của Đan Phượng gần đây đã và đang được các nhạc sỹ phổ nhạc, trong đó, bài “Thăng Long thiên sử vàng chói lọi” của nhà thơ Nguyễn Xuân Cửu đã được nhạc sỹ Đăng Tài phổ nhạc, giới thiệu tác phẩm mới trên sóng truyền hình Hà Nội. Cũng chính nhạc sỹ Đăng Tài đã phổ nhạc bài “Tôi yêu Đan Phượng quê tôi” của Nguyễn Xuân Cửu và được người dân Đan Phượng ghi nhận là bài hát truyền thống của quê hương mình…
Nhắc tới đất thơ Đan Phượng, nhạc sỹ Đăng Tài tâm sự: “Vùng đất Đan Phượng đẹp nên thơ, giầu truyền thống văn hóa, con người nơi đây có tài và có tâm với thơ ca, điều này đã khơi nguồn cảm hứng cho tôi và các nhạc sỹ khác sáng tác về họ và phổ thơ của họ.”
Dù là cây bút chuyên hay bán chuyên nghiệp nhưng những tác phẩm trong tập “Văn nghệ Đan Phượng” (hay còn gọi là “Đan Phượng thơ”) đều cháy bỏng tình yêu xứ sở và mang giá trị nghệ thuật cao.
Không chỉ sáng tác cho thỏa lòng yêu thơ, mà những người con Đan Phượng còn mong muốn đóng góp những áng văn, vần thơ… để góp phần giữ gìn và tiếp nối nét văn hóa truyền thống của quê hương mình.
Trả lời phóng viên Vietnam+ về hướng phát triển của thơ ca Đan Phượng, nhà nghiên cứu Đào Hà, một trong những người sáng lập Câu lạc bộ thơ huyện Đan Phượng cho biết, câu lạc bộ không chỉ duy trì đều hàng năm mà sẽ còn tăng tần suất sinh hoạt theo các mùa, các quý.
Ông Đào Hà cũng tiết lộ, câu lạc bộ sẽ mở rộng chi nhánh ở các xã của huyện. Bên cạnh đó, câu lạc bộ còn mời khách là những văn nghệ sỹ có uy tín trong cả nước về nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm và giao lưu với các văn nghệ sỹ Đan Phượng để nâng cao chất lượng sáng tác của các hội viên nơi đây.
Ngoài ra, câu lạc bộ còn tạo điều kiện cho các hội viên sáng tác như tổ chức những chuyến đi thưc tế, giao lưu với các huyện, tỉnh lân cận để thâm nhập thực tế, mở mang vốn sống và tạo điều kiện cho hội viên ra được các ấn phẩm.
“Chúng tôi luôn ý thức trau dồi vốn sống để sáng tác, tiếp bước nhà thơ Quang Dũng và tô thắm nét văn hóa truyền thống của quê hương Đan Phượng,” ông Đào Hà nói./.
Có thể nói, từ trước đến nay, rất hiếm có huyện nào ở Việt Nam lại ra được tập những sáng tác văn thơ của huyện đều đặn hàng năm và chất lượng như Đan Phương.
Theo lời tâm sự của ông Nguyễn Xuân Cửu, Bí thư Huyện ủy Đan Phượng: “Vùng đất cổ Chu Diên, Đan Sơn, huyện Đan Phượng, một miền quê trải ngàn năm lịch sử tích tụ, lắng đọng xây đắp lên truyền thống văn hiến ngàn đời… Chính mảnh đất và con người Đan Phượng cùng bao truyền thống tốt đẹp đã khơi gợi cảm xúc cho nghệ thuật, chắp cánh cho thơ ca, nhạc, họa.”
Cứ mỗi độ xuân về, ngành văn hóa huyện Đan Phượng lại cho ra mắt bạn đọc một ấn phẩm thơ mới. Đến nay, đã chín mùa xuân kể từ khi thành lập Câu lạc bộ thơ Đan Phượng cũng là đã có chín tập “Đan Phượng thơ” ra mắt bạn đọc.
Mỗi tập thơ đều mang lại những sắc màu mới mẻ, đa dạng và phong phú.
Không chỉ là sự góp mặt của các văn nghệ sỹ nổi tiếng như: Nhà thơ Phan Văn Đà, Khổng Minh Dụ, Nghiêm Bằng, Nguyễn Đăng Luận, nhạc sỹ Đoàn Bổng, nhà nghiên cứu Đào Hà… mà cả những người không phải là văn nghệ sỹ chuyên nghiệp nhưng yêu nghệ thuật như Nguyễn Đức Thục, Trần Trọng Kiểm…
Những người con Đan Phượng này đã dành tình cảm, trí tuệ của mình vào những sáng tác ca ngợi quê hương trong diện mạo mới, phát triển, nhanh, mạnh, toàn diện và bền vững.
Là một người rất am hiểu về mảnh đất Đan Phượng và từng đọc những sáng tác của Câu lạc bộ thơ huyện Đan Phượng, Thiếu Tướng, nhà văn Hồ Phương cho biết, việc chín năm qua, Đan Phượng cho ra đều những tập sáng tác văn thơ là một điều hết sức đáng trân trọng.
Điều này thể hiện tấm lòng, tình cảm đối với thơ ca, nghệ thuật và đối với quê hương, đất nước của những người con Đan Phượng. Hơn nữa, qua đó đã góp phần quan trọng vào việc gìn giữ những nét đẹp của mảnh đất giầu truyền thống văn hóa này.
“Thơ ca của Đan Phượng là những sáng tác có chất lượng, từ những cây bút chuyên nghiệp đến bán chuyên nghiệp,” nhà văn Hồ Phương khẳng định.
Giải thích cho nhận xét này, nhà văn Hồ Phương nhấn mạnh, Đan Phượng là vùng đất có truyền thống văn hóa, văn nghệ, thơ ca từ lâu đời. Đan Phượng còn là quê hương của chèo tàu, một điệu dân ca quý của dân tộc Việt Nam.
Từ xưa, Đan Phượng đã có những người con là các văn nghệ sỹ nổi tiếng trên cả nước. Ví như, nói đến dân ca người ta sẽ không quên nhắc đến nghệ sỹ Thương Huyền, nói về chèo người ta nhắc ngay đến Tào Mạt, còn về văn thơ thì Đan Phượng cũng có người con làm rạng danh quê hương đó là nhà thơ Quang Dũng.
Đến nay, đã hơn hai mươi năm kể từ ngày nhà thơ Quang Dũng qua đời nhưng những sáng tác của ông vẫn được người đời lưu truyền và tụng ca. Trong đó, tác phẩm “Tây tiến” của ông được xem là một trong những bài thơ hay nhất của thế kỷ XX.
Thơ của Quang Dũng không chỉ được đưa vào chương trình sách giáo khoa trung học phổ thông mà những sáng tác của ông còn được khai thác triệt để, đăng trên các báo, đài và in thành tuyển tập.
Ngoài ra, những sáng tác thơ của Đan Phượng gần đây đã và đang được các nhạc sỹ phổ nhạc, trong đó, bài “Thăng Long thiên sử vàng chói lọi” của nhà thơ Nguyễn Xuân Cửu đã được nhạc sỹ Đăng Tài phổ nhạc, giới thiệu tác phẩm mới trên sóng truyền hình Hà Nội. Cũng chính nhạc sỹ Đăng Tài đã phổ nhạc bài “Tôi yêu Đan Phượng quê tôi” của Nguyễn Xuân Cửu và được người dân Đan Phượng ghi nhận là bài hát truyền thống của quê hương mình…
Nhắc tới đất thơ Đan Phượng, nhạc sỹ Đăng Tài tâm sự: “Vùng đất Đan Phượng đẹp nên thơ, giầu truyền thống văn hóa, con người nơi đây có tài và có tâm với thơ ca, điều này đã khơi nguồn cảm hứng cho tôi và các nhạc sỹ khác sáng tác về họ và phổ thơ của họ.”
Dù là cây bút chuyên hay bán chuyên nghiệp nhưng những tác phẩm trong tập “Văn nghệ Đan Phượng” (hay còn gọi là “Đan Phượng thơ”) đều cháy bỏng tình yêu xứ sở và mang giá trị nghệ thuật cao.
Không chỉ sáng tác cho thỏa lòng yêu thơ, mà những người con Đan Phượng còn mong muốn đóng góp những áng văn, vần thơ… để góp phần giữ gìn và tiếp nối nét văn hóa truyền thống của quê hương mình.
Trả lời phóng viên Vietnam+ về hướng phát triển của thơ ca Đan Phượng, nhà nghiên cứu Đào Hà, một trong những người sáng lập Câu lạc bộ thơ huyện Đan Phượng cho biết, câu lạc bộ không chỉ duy trì đều hàng năm mà sẽ còn tăng tần suất sinh hoạt theo các mùa, các quý.
Ông Đào Hà cũng tiết lộ, câu lạc bộ sẽ mở rộng chi nhánh ở các xã của huyện. Bên cạnh đó, câu lạc bộ còn mời khách là những văn nghệ sỹ có uy tín trong cả nước về nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm và giao lưu với các văn nghệ sỹ Đan Phượng để nâng cao chất lượng sáng tác của các hội viên nơi đây.
Ngoài ra, câu lạc bộ còn tạo điều kiện cho các hội viên sáng tác như tổ chức những chuyến đi thưc tế, giao lưu với các huyện, tỉnh lân cận để thâm nhập thực tế, mở mang vốn sống và tạo điều kiện cho hội viên ra được các ấn phẩm.
“Chúng tôi luôn ý thức trau dồi vốn sống để sáng tác, tiếp bước nhà thơ Quang Dũng và tô thắm nét văn hóa truyền thống của quê hương Đan Phượng,” ông Đào Hà nói./.
Thiên Linh (Vietnam+)