Một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Y học Queensland, Australia vừa đạt bước đột phá trong phương pháp điều trị ung thư cuống họng.
Nhóm khoa học trên đã sử dụng máu của một người bệnh để phát triển các tế bào máu trắng (bạch cầu) đặc biệt, giúp nhận biết và chống lại các tế bào ung thư gây bệnh.
Tiếp đó, họ nghiên cứu hiệu quả của phương pháp này ở những người bị ung thư hầu mũi (nasopharyngeal carcinoma) - một dạng ung thư cuống họng.
Giáo sư Rajiv Khanna cho biết, nghiên cứu có khả năng kéo dài gấp đôi thời gian sống sót cho người bệnh.
Theo giáo sư Khanna, thông thường bệnh nhân ung thư cuống họng sẽ tử vong trong vòng 6 tháng hoặc khoảng 200 ngày. Nhưng với phương pháp điều trị mới, người bệnh có thể chống chọi với “tử thần” trong khoảng 520 ngày mà không phải chịu thêm bất kỳ hiệu ứng phụ nào./.
Nhóm khoa học trên đã sử dụng máu của một người bệnh để phát triển các tế bào máu trắng (bạch cầu) đặc biệt, giúp nhận biết và chống lại các tế bào ung thư gây bệnh.
Tiếp đó, họ nghiên cứu hiệu quả của phương pháp này ở những người bị ung thư hầu mũi (nasopharyngeal carcinoma) - một dạng ung thư cuống họng.
Giáo sư Rajiv Khanna cho biết, nghiên cứu có khả năng kéo dài gấp đôi thời gian sống sót cho người bệnh.
Theo giáo sư Khanna, thông thường bệnh nhân ung thư cuống họng sẽ tử vong trong vòng 6 tháng hoặc khoảng 200 ngày. Nhưng với phương pháp điều trị mới, người bệnh có thể chống chọi với “tử thần” trong khoảng 520 ngày mà không phải chịu thêm bất kỳ hiệu ứng phụ nào./.
Võ Giang (Vietnam+)