Trang web địa lý quốc gia Mỹ dẫn kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy khí hậu ấm lên khiến lượng lớn vùng đất bị đóng băng vĩnh cửu ở Bắc Cực bị tan chảy và đi vào đại dương.
Các nhà khoa học phát hiện mức độ xâm thực tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở Bắc Cực bình quân vào khoảng 0,5 m/năm, trong đó nhiều nhất có thể lên tới 20-30 m/năm.
Vùng đất bị đóng băng vĩnh cữu ở khu vực biển Laptev, Đông Siberia, bờ biển Beaufort là những nơi bị xâm thực nghiêm trọng nhất.
Theo các nhà khoa học, vùng đất bị đóng băng vĩnh cửu có bờ biển dài khoảng 400.000km, chiếm khoảng 1/3 bờ biển Trái Đất.
Kể từ thời kỳ băng hà cuối cùng đến nay, lớp băng bao bọc xung quanh đã giúp cho rất nhiều bờ biển ở vùng đất bị đóng băng vĩnh cửu duy trì trạng thái ổn định. Tuy nhiên, do nhiệt độ Bắc Cực ngày càng tăng cao, lượng băng bao phủ giảm xuống liên tục. Điều này khiến cho tình trạng vùng đất này bị xâm thực ngày càng nghiêm trọng.
Các nhà khoa học cho biết, bờ biển bị xâm thực không những gây tổn hại tới lục địa, mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái tại chính khu vực đó./.
Các nhà khoa học phát hiện mức độ xâm thực tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở Bắc Cực bình quân vào khoảng 0,5 m/năm, trong đó nhiều nhất có thể lên tới 20-30 m/năm.
Vùng đất bị đóng băng vĩnh cữu ở khu vực biển Laptev, Đông Siberia, bờ biển Beaufort là những nơi bị xâm thực nghiêm trọng nhất.
Theo các nhà khoa học, vùng đất bị đóng băng vĩnh cửu có bờ biển dài khoảng 400.000km, chiếm khoảng 1/3 bờ biển Trái Đất.
Kể từ thời kỳ băng hà cuối cùng đến nay, lớp băng bao bọc xung quanh đã giúp cho rất nhiều bờ biển ở vùng đất bị đóng băng vĩnh cửu duy trì trạng thái ổn định. Tuy nhiên, do nhiệt độ Bắc Cực ngày càng tăng cao, lượng băng bao phủ giảm xuống liên tục. Điều này khiến cho tình trạng vùng đất này bị xâm thực ngày càng nghiêm trọng.
Các nhà khoa học cho biết, bờ biển bị xâm thực không những gây tổn hại tới lục địa, mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái tại chính khu vực đó./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)