Ngày 19/9, Liên hợp quốc cảnh báo, diện tích đất canh tác bị thu hẹp hiện đã tác động nghiêm trọng đến 2,3 tỷ người hiện đang sống ở trên 100 nước trên thế giới.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh hơn 12 triệu hécta đất canh tác đang bị mất hàng năm do sa mạc hóa và sau mỗi thập kỷ diện tích đất canh tác bị mất tương đương với diện tích lãnh thổ Nam Phi. Đất canh tác bị thu hẹp phần lớn do các phương thức quản lý đất đai kém và do biến đổi khí hậu làm tăng các khu vực khô hạn hiện đã chiếm tới 40% diện tích các lục địa trên Trái Đất.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc lưu ý rằng nếu cộng đồng quốc tế không hành động để đảo ngược xu thế này, thế giới có nguy cơ không thể tăng 70% sản lượng lương thực để đáp ứng nhu cầu của dân số toàn cầu sẽ đạt 9 tỷ người vào năm 2050. Dân số hiện đang sống ở các khu vực khô hạn là dân số nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất về nạn đói trên toàn cầu.
Kiểm soát và đảo ngược xu thế sa mạc hóa, ngăn chặn tác động của hạn hán và phục hồi diện tích đất canh tác bị suy thoái sẽ mở ra cơ hội trực tiếp thúc đẩy tích cực giảm đói nghèo, cải thiện cuộc sống của người nghèo và thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.
Giải quyết được nạn sa mạc hóa sẽ đảm bảo bền vững lâu dài tiến trình giảm đói nghèo và thúc đẩy phát triển ở các khu vực nghèo đói nhất thế giới, đặc biệt trong bối cảnh dân số thế giới tăng nhanh.
Hơn 100 vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ trên thế giới sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc bên lề khóa họp thứ 66 của Đại hội đồng Liên hợp quốc để thảo luận các biện pháp đảm bảo thành công của cuộc chiến chống sa mạc hóa này.
Để phát triển chính sách tốt hơn nhằm quản lý đất đai hiệu quả và bền vững trên cơ sở khoa học vững chắc, Liên hợp quốc kêu gọi thiết lập Ủy ban khoa học toàn cầu để thúc đẩy quan hệ mạnh mẽ hơn giữa các cộng đồng khoa học thế giới và Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa, đồng thời nâng cao nhận thức về nguy cơ suy thoái đất và nhu cầu khẩn cấp phải hành động tập thể toàn cầu./.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh hơn 12 triệu hécta đất canh tác đang bị mất hàng năm do sa mạc hóa và sau mỗi thập kỷ diện tích đất canh tác bị mất tương đương với diện tích lãnh thổ Nam Phi. Đất canh tác bị thu hẹp phần lớn do các phương thức quản lý đất đai kém và do biến đổi khí hậu làm tăng các khu vực khô hạn hiện đã chiếm tới 40% diện tích các lục địa trên Trái Đất.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc lưu ý rằng nếu cộng đồng quốc tế không hành động để đảo ngược xu thế này, thế giới có nguy cơ không thể tăng 70% sản lượng lương thực để đáp ứng nhu cầu của dân số toàn cầu sẽ đạt 9 tỷ người vào năm 2050. Dân số hiện đang sống ở các khu vực khô hạn là dân số nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất về nạn đói trên toàn cầu.
Kiểm soát và đảo ngược xu thế sa mạc hóa, ngăn chặn tác động của hạn hán và phục hồi diện tích đất canh tác bị suy thoái sẽ mở ra cơ hội trực tiếp thúc đẩy tích cực giảm đói nghèo, cải thiện cuộc sống của người nghèo và thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.
Giải quyết được nạn sa mạc hóa sẽ đảm bảo bền vững lâu dài tiến trình giảm đói nghèo và thúc đẩy phát triển ở các khu vực nghèo đói nhất thế giới, đặc biệt trong bối cảnh dân số thế giới tăng nhanh.
Hơn 100 vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ trên thế giới sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc bên lề khóa họp thứ 66 của Đại hội đồng Liên hợp quốc để thảo luận các biện pháp đảm bảo thành công của cuộc chiến chống sa mạc hóa này.
Để phát triển chính sách tốt hơn nhằm quản lý đất đai hiệu quả và bền vững trên cơ sở khoa học vững chắc, Liên hợp quốc kêu gọi thiết lập Ủy ban khoa học toàn cầu để thúc đẩy quan hệ mạnh mẽ hơn giữa các cộng đồng khoa học thế giới và Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa, đồng thời nâng cao nhận thức về nguy cơ suy thoái đất và nhu cầu khẩn cấp phải hành động tập thể toàn cầu./.
(TTXVN/Vietnam+)