Đốt hầm số một của công trình hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn đã về đến vị trí lắp đặt an toàn trong chiều 7/3 và sẵn sàng cho công tác dìm hầm vào 9 giờ sáng 8/3.
Công tác lai dắt đốt hầm số một được chính thức bắt đầu vào lúc 7 giờ 40 sáng 7/3 tại bể đúc hầm (xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai), muộn 40 phút so với kế hoạch.
Đoàn lai dắt gồm bốn tàu kéo chính, một tàu kéo dự bị, hai tàu cảnh giới và 15 canô của các lực lượng chức năng hành trình cùng với đoàn lai dắt từ vị trí bể đúc hầm đến vị trí dìm hầm tại Thủ Thiêm. Ngoài ra còn có một trực thăng của Sư đoàn Không quân 370 cũng tham gia hỗ trợ việc quay phim, ghi hình quá trình lai dắt và cảnh giới từ trên cao cho đoàn lai dắt.
Ở đoạn đầu của lộ trình lai dắt dài 22km trên sông Sài Gòn, từ vị trí bể đúc hầm đến ngã ba sông Sài Gòn (Ngã ba đèn đỏ) do tuyến giao thông khá rộng nên vận tốc di chuyến của đoàn lai dắt vào khoảng 3 hải lý/giờ (trên 5km/h).
Đoạn từ Ngã ba đèn đỏ về đến vị trí dìm hầm (khu vực Mỹ Cảnh-Thủ Thiêm) do tuyến lưu vực này hẹp và có nhiều đoạn bờ sông uốn cong nên vận tốc di chuyển chậm hơn, chưa đến 2 hải lý/giờ (3,5km/h).
Tuy khởi hành muộn nhưng đoàn lai dắt vẫn đảm bảo thời gian lai dắt đúng như kế hoạch (từ 6-9 giờ), đưa đốt hầm số một về vị trí lắp đặt lúc 13 giờ chiều cùng ngày.
Ngay sau khi về đến vị trí lắp đặt, do mực nước thuận lợi, đốt hầm số một đã ngay lập tức được tiến hành các bước tiếp theo để chuẩn bị cho quá trình đánh chìm, dìm hầm trong những ngày tới.
Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý Dự án Đại lộ Đông-Tây và Môi trường nước Thành phố Hồ Chí Minh cho biết tính đến 15 giờ chiều 7/3, công tác xoay đốt hầm và neo đậu cũng đã cơ bản hoàn thành, sẵn sàng cho việc dìm đốt hầm.
Công trình hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn là hạng mục quan trọng nhất của dự án Đại lộ Đông-Tây, là công trình hầm vượt sông đầu tiên của Việt Nam và lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Hầm Thủ Thiêm có tổng chiều dài 1.490m, bao gồm ba đoạn chính, đoạn hầm dẫn phía quận 1 dài 585m, đoạn hầm dẫn phía Thủ Thiêm dài 535m và đoạn hầm dìm dưới sông Sài Gòn gồm bốn đốt hầm có tổng chiều dài 370m. Đốt hầm dìm là kết cấu bêtông cốt thép nhiều ngăn rỗng, mỗi đốt dài khoảng 92m, rộng 33m và nặng hơn 27.000 tấn.
Với ý nghĩa quan trọng của công trình và khối lượng công việc quá lớn, việc lai dắt thành công đốt hầm số một sẽ tạo tiền đề cho việc thực hiện lai dắt thành công ba đốt hầm còn lại sẽ được tiến hành trong các tháng tiếp theo (tháng tư, năm và sáu)./.
Công tác lai dắt đốt hầm số một được chính thức bắt đầu vào lúc 7 giờ 40 sáng 7/3 tại bể đúc hầm (xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai), muộn 40 phút so với kế hoạch.
Đoàn lai dắt gồm bốn tàu kéo chính, một tàu kéo dự bị, hai tàu cảnh giới và 15 canô của các lực lượng chức năng hành trình cùng với đoàn lai dắt từ vị trí bể đúc hầm đến vị trí dìm hầm tại Thủ Thiêm. Ngoài ra còn có một trực thăng của Sư đoàn Không quân 370 cũng tham gia hỗ trợ việc quay phim, ghi hình quá trình lai dắt và cảnh giới từ trên cao cho đoàn lai dắt.
Ở đoạn đầu của lộ trình lai dắt dài 22km trên sông Sài Gòn, từ vị trí bể đúc hầm đến ngã ba sông Sài Gòn (Ngã ba đèn đỏ) do tuyến giao thông khá rộng nên vận tốc di chuyến của đoàn lai dắt vào khoảng 3 hải lý/giờ (trên 5km/h).
Đoạn từ Ngã ba đèn đỏ về đến vị trí dìm hầm (khu vực Mỹ Cảnh-Thủ Thiêm) do tuyến lưu vực này hẹp và có nhiều đoạn bờ sông uốn cong nên vận tốc di chuyển chậm hơn, chưa đến 2 hải lý/giờ (3,5km/h).
Tuy khởi hành muộn nhưng đoàn lai dắt vẫn đảm bảo thời gian lai dắt đúng như kế hoạch (từ 6-9 giờ), đưa đốt hầm số một về vị trí lắp đặt lúc 13 giờ chiều cùng ngày.
Ngay sau khi về đến vị trí lắp đặt, do mực nước thuận lợi, đốt hầm số một đã ngay lập tức được tiến hành các bước tiếp theo để chuẩn bị cho quá trình đánh chìm, dìm hầm trong những ngày tới.
Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý Dự án Đại lộ Đông-Tây và Môi trường nước Thành phố Hồ Chí Minh cho biết tính đến 15 giờ chiều 7/3, công tác xoay đốt hầm và neo đậu cũng đã cơ bản hoàn thành, sẵn sàng cho việc dìm đốt hầm.
Công trình hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn là hạng mục quan trọng nhất của dự án Đại lộ Đông-Tây, là công trình hầm vượt sông đầu tiên của Việt Nam và lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Hầm Thủ Thiêm có tổng chiều dài 1.490m, bao gồm ba đoạn chính, đoạn hầm dẫn phía quận 1 dài 585m, đoạn hầm dẫn phía Thủ Thiêm dài 535m và đoạn hầm dìm dưới sông Sài Gòn gồm bốn đốt hầm có tổng chiều dài 370m. Đốt hầm dìm là kết cấu bêtông cốt thép nhiều ngăn rỗng, mỗi đốt dài khoảng 92m, rộng 33m và nặng hơn 27.000 tấn.
Với ý nghĩa quan trọng của công trình và khối lượng công việc quá lớn, việc lai dắt thành công đốt hầm số một sẽ tạo tiền đề cho việc thực hiện lai dắt thành công ba đốt hầm còn lại sẽ được tiến hành trong các tháng tiếp theo (tháng tư, năm và sáu)./.
Hoàng Liên Sơn (Vietnam+)