Ngày 27/2, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty CEL Consulting tại Việt Nam đã công bố chương trình đào tạo quản lý chuỗi cung ứng chuyên nghiệp APICS gồm Chương trình CPIM (Chứng chỉ Quản lý Sản xuất và Tồn kho), CSCP (Chứng chỉ Chuyên viên Chuỗi cung ứng) lần đầu tiên được tổ chức học và thi tại Việt Nam.
Đây là hai chương trình đào tạo cao cấp, được công nhận quốc tế, đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng do Hiệp hội Quản lý Điều hành APICS (Mỹ) cấp. Bằng CPIM, CSCP cung cấp cho học viên kỹ năng và kiến thức chuyên môn ở tầm quản trị nhằm giúp họ có khả năng phát triển sự nghiệp quản lý chuỗi cung ứng trong bất cứ ngành công nghiệp, lĩnh vực kinh doanh nào.
Sau khi hoàn tất 8 môn học, 6 môn thi cộng với ít nhất 3 năm kinh nghiệm thực tế, học viên sẽ được cấp bằng.
Đại diện của CEL Consunlting tại Việt Nam cho biết, để tránh việc hiểu không đúng các khái niệm, tại tất cả các nước, APICS chỉ triển khai giảng dạy 2 chương trình này bằng tiếng Anh. Tại Việt Nam, CEL là đơn vị đầu tiên được ủy thác tổ chức khóa học APICS từ 2010 cho nhiều công ty như Unilever, BAT, Friesland Campina, Jabil, Electrolux, An Nam, Đồng Tâm, Saigon Coop…
Để giúp học viên Việt Nam làm quen với các bài thi chứng chỉ APICS, CEL Consulting tổ chức các buổi thi thử hàng tháng.Ngoài ra, CEL còn tổ chức các buổi học thử và đối thoại trực tiếp về Chứng chỉ CPIM, CSCP và các chương trình học cho học viên quan tâm định kỳ hàng tháng. Đợt học thử APICS tiếp theo được tổ chức vào vào các ngày 15/3, 12/4, 10/5, 14/6.
Học viên tại Việt Nam có thể đăng ký tham dự kỳ thi Chứng chỉ CPIM, CSCP đầu tiên dự kiến được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 23/6/2012.
Theo đánh giá của CEL Consulting, là một đất nước hội tụ nhiều yếu tố tạo nên ưu thế hấp dẫn đầu tư sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng sẽ càng trở nên quan trọng hơn rất nhiều tại Việt Nam. Đặc biệt là khi giá nhân công lao động thấp tại Việt Nam đã trở nên không còn thấp như những năm trước, việc quản lý sản xuất, cung ứng hiệu quả sẽ phải lên hàng đầu, có như thế mới đảm bảo đủ sức cạnh tranh của Việt Nam với các nền sản xuất khác ở như Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Nga, Trung Quốc...
Để có những bước cải thiện hiệu quả trong quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam, một trong những điều kiện cần chính là có được đội ngũ quản lý điều hành sản xuất, cung ứng được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, theo kịp tiêu chuẩn quốc tế./.
Đây là hai chương trình đào tạo cao cấp, được công nhận quốc tế, đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng do Hiệp hội Quản lý Điều hành APICS (Mỹ) cấp. Bằng CPIM, CSCP cung cấp cho học viên kỹ năng và kiến thức chuyên môn ở tầm quản trị nhằm giúp họ có khả năng phát triển sự nghiệp quản lý chuỗi cung ứng trong bất cứ ngành công nghiệp, lĩnh vực kinh doanh nào.
Sau khi hoàn tất 8 môn học, 6 môn thi cộng với ít nhất 3 năm kinh nghiệm thực tế, học viên sẽ được cấp bằng.
Đại diện của CEL Consunlting tại Việt Nam cho biết, để tránh việc hiểu không đúng các khái niệm, tại tất cả các nước, APICS chỉ triển khai giảng dạy 2 chương trình này bằng tiếng Anh. Tại Việt Nam, CEL là đơn vị đầu tiên được ủy thác tổ chức khóa học APICS từ 2010 cho nhiều công ty như Unilever, BAT, Friesland Campina, Jabil, Electrolux, An Nam, Đồng Tâm, Saigon Coop…
Để giúp học viên Việt Nam làm quen với các bài thi chứng chỉ APICS, CEL Consulting tổ chức các buổi thi thử hàng tháng.Ngoài ra, CEL còn tổ chức các buổi học thử và đối thoại trực tiếp về Chứng chỉ CPIM, CSCP và các chương trình học cho học viên quan tâm định kỳ hàng tháng. Đợt học thử APICS tiếp theo được tổ chức vào vào các ngày 15/3, 12/4, 10/5, 14/6.
Học viên tại Việt Nam có thể đăng ký tham dự kỳ thi Chứng chỉ CPIM, CSCP đầu tiên dự kiến được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 23/6/2012.
Theo đánh giá của CEL Consulting, là một đất nước hội tụ nhiều yếu tố tạo nên ưu thế hấp dẫn đầu tư sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng sẽ càng trở nên quan trọng hơn rất nhiều tại Việt Nam. Đặc biệt là khi giá nhân công lao động thấp tại Việt Nam đã trở nên không còn thấp như những năm trước, việc quản lý sản xuất, cung ứng hiệu quả sẽ phải lên hàng đầu, có như thế mới đảm bảo đủ sức cạnh tranh của Việt Nam với các nền sản xuất khác ở như Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Nga, Trung Quốc...
Để có những bước cải thiện hiệu quả trong quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam, một trong những điều kiện cần chính là có được đội ngũ quản lý điều hành sản xuất, cung ứng được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, theo kịp tiêu chuẩn quốc tế./.
Hoàng Tuấn (Vietnam+)