Chiều 11/6, tại Vĩnh Long, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Trường Đại học Cần Thơ đã sơ kết Chương trình Mekong 1.000.
Đây là chương trình đào tạo 1.000 cán bộ khoa học kỹ thuật sau đại học ở nước ngoài cho 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình giao lưu hội nhập quốc tế, đặc biệt về khía cạnh khoa học công nghệ, đưa vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhanh chóng trở thành vùng kinh tế trọng điểm của cả nước.
Bắt đầu chuẩn bị từ năm 2005 nhưng hầu hết các tỉnh, thành phố đến năm 2007 mới khởi động đề án. Trên cơ sở Đề án chung do trường Đại học Cần Thơ đề xuất, mỗi tỉnh, thành phố trong khu vực đã chủ động thành lập Ban chỉ đạo và xây dựng đề án cụ thể, chia thời gian đề án thành các giai đoạn thực hiện phù hợp cho địa phương mình.
Chương trình đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhiều nơi như Cần Thơ, hậu Giang, Sóc Trăng, Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long... đã nhanh chóng xây dựng và khởi động đề án.
Dự kiến, đến khi đề án kết thúc vào năm 2015, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có 1.115 thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài, với tổng kinh phí đầu tư ước tính trên 49,3 triệu USD, trong đó, mức chi học phí bình quân cho đào tạo 1 thạc sĩ 2 năm ở nước ngoài khoảng 20.000USD và đào tạo tiến sĩ khoảng 30.000USD.
Các chi phí khác như sinh hoạt phí, bảo hiểm, visa, vé máy bay... cho học viên được chi theo thực tế dựa trên thông tư 144 liên Bộ Giáo dục-Tài Chính-Ngoại giao.
Trường Đại học Cần thơ có vai trò quan trọng trong việc đàm phán, liên kết, tìm trường giới thiệu cho các địa phương gửi học sinh và đào tạo ngoại ngữ cho học viên đáp ứng các yêu cầu của các nước học viên sẽ đến học.
Theo Ban Chỉ đạo Chương trình Mekong 1.000, đến tháng 6/2010, các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã tuyển được 508 ứng viên chính (chiếm 45% so với tổng số ứng viên dự kiến của Chương trình); trong đó có 200 ứng viên đang theo học và 308 ứng viên đang học ngoại ngữ và đang xúc tiến đàm phán, chọn trường, chọn nước sẽ đến học.
Các ứng viên này hầu hết là sinh viên mới ra trường và lực lượng cán bộ trẻ. Các địa phương thực hiện tuyển chọn được nhiều ứng viên là Cần Thơ (168 người), Đồng Tháp (67 người), Hậu Giang (52), Long An (50), Sóc Trăng (48)...
Theo Đề án Mekong 1.000, Ban chỉ đạo đã đưa ra cơ cấu 61 ngành nghề cụ thể cần đưa ứng viên vùng Đồng bằng sông Cửu Long đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài, nhưng qua thực tế 4 năm thực hiện, các địa phương đã chọn 13 ngành cần thiết hiện nay và những năm tiếp theo để đưa người đi đào tạo là công nghệ sinh học, quản trị kinh doanh quốc tế, thương mại tài chính, công nghệ thực phẩm, nuôi trồng thủy sản, luật, công nghệ hóa, quản lý giáo dục, công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, quản lý công nghệ thông tin và truyền thông, quan hệ quốc tế, quản lý xây dựng.
Tuy vậy, đến thời điểm này, tiến độ của Chương trình Mekong 1.000 trong vùng còn chậm, theo Ban Chỉ đạo đề án Mekong 1.000 là do 1 số quốc gia đã nâng điểm ngoại ngữ và có những quy định mới về học phí, sinh hoạt phí... nên đã hạn chế số lượng ứng viên đăng ký.
Năm 2010, Chương trình Mekong 1.000 vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ củng cố và đưa các hoạt động ở địa phương đi vào chiều sâu. Trường Đại học Cần Thơ tiếp tục giữ vai trò cầu nối giữa các địa phương với các trường đại học ở nước ngoài; tham mưu đề xuất với Ban điều hành đề án của các tỉnh, thành pho61trong việc lựa chọn ứng viên, đào tạo tiếng Anh; tăng cường ký kết các thỏa ước hợp tác với nhiều trường khác nhau để cung cấp đầu mối cho các địa phương.../.
Đây là chương trình đào tạo 1.000 cán bộ khoa học kỹ thuật sau đại học ở nước ngoài cho 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình giao lưu hội nhập quốc tế, đặc biệt về khía cạnh khoa học công nghệ, đưa vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhanh chóng trở thành vùng kinh tế trọng điểm của cả nước.
Bắt đầu chuẩn bị từ năm 2005 nhưng hầu hết các tỉnh, thành phố đến năm 2007 mới khởi động đề án. Trên cơ sở Đề án chung do trường Đại học Cần Thơ đề xuất, mỗi tỉnh, thành phố trong khu vực đã chủ động thành lập Ban chỉ đạo và xây dựng đề án cụ thể, chia thời gian đề án thành các giai đoạn thực hiện phù hợp cho địa phương mình.
Chương trình đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhiều nơi như Cần Thơ, hậu Giang, Sóc Trăng, Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long... đã nhanh chóng xây dựng và khởi động đề án.
Dự kiến, đến khi đề án kết thúc vào năm 2015, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có 1.115 thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài, với tổng kinh phí đầu tư ước tính trên 49,3 triệu USD, trong đó, mức chi học phí bình quân cho đào tạo 1 thạc sĩ 2 năm ở nước ngoài khoảng 20.000USD và đào tạo tiến sĩ khoảng 30.000USD.
Các chi phí khác như sinh hoạt phí, bảo hiểm, visa, vé máy bay... cho học viên được chi theo thực tế dựa trên thông tư 144 liên Bộ Giáo dục-Tài Chính-Ngoại giao.
Trường Đại học Cần thơ có vai trò quan trọng trong việc đàm phán, liên kết, tìm trường giới thiệu cho các địa phương gửi học sinh và đào tạo ngoại ngữ cho học viên đáp ứng các yêu cầu của các nước học viên sẽ đến học.
Theo Ban Chỉ đạo Chương trình Mekong 1.000, đến tháng 6/2010, các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã tuyển được 508 ứng viên chính (chiếm 45% so với tổng số ứng viên dự kiến của Chương trình); trong đó có 200 ứng viên đang theo học và 308 ứng viên đang học ngoại ngữ và đang xúc tiến đàm phán, chọn trường, chọn nước sẽ đến học.
Các ứng viên này hầu hết là sinh viên mới ra trường và lực lượng cán bộ trẻ. Các địa phương thực hiện tuyển chọn được nhiều ứng viên là Cần Thơ (168 người), Đồng Tháp (67 người), Hậu Giang (52), Long An (50), Sóc Trăng (48)...
Theo Đề án Mekong 1.000, Ban chỉ đạo đã đưa ra cơ cấu 61 ngành nghề cụ thể cần đưa ứng viên vùng Đồng bằng sông Cửu Long đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài, nhưng qua thực tế 4 năm thực hiện, các địa phương đã chọn 13 ngành cần thiết hiện nay và những năm tiếp theo để đưa người đi đào tạo là công nghệ sinh học, quản trị kinh doanh quốc tế, thương mại tài chính, công nghệ thực phẩm, nuôi trồng thủy sản, luật, công nghệ hóa, quản lý giáo dục, công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, quản lý công nghệ thông tin và truyền thông, quan hệ quốc tế, quản lý xây dựng.
Tuy vậy, đến thời điểm này, tiến độ của Chương trình Mekong 1.000 trong vùng còn chậm, theo Ban Chỉ đạo đề án Mekong 1.000 là do 1 số quốc gia đã nâng điểm ngoại ngữ và có những quy định mới về học phí, sinh hoạt phí... nên đã hạn chế số lượng ứng viên đăng ký.
Năm 2010, Chương trình Mekong 1.000 vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ củng cố và đưa các hoạt động ở địa phương đi vào chiều sâu. Trường Đại học Cần Thơ tiếp tục giữ vai trò cầu nối giữa các địa phương với các trường đại học ở nước ngoài; tham mưu đề xuất với Ban điều hành đề án của các tỉnh, thành pho61trong việc lựa chọn ứng viên, đào tạo tiếng Anh; tăng cường ký kết các thỏa ước hợp tác với nhiều trường khác nhau để cung cấp đầu mối cho các địa phương.../.
Phạm Thị Bình (TTXVN/Vietnam+)